FRANCHISING
& LICENSING VIETNAM
FOLLOW US ON
Bạn đang quan tâm 0 thương hiệu   Gửi yêu cầu tư vấn

8 điều bạn cần biết khi thành lập một doanh nghiệp

1. Chuẩn bị cho một cuộc chạy marathon

Nasdaq đã sụp đổ một năm trước khi chúng tôi thành lập công ty Bluemercury. Hơn 1, 5 năm sau đó, việc gọi vốn rất khó khăn và chúng tôi buộc phải tìm cách hoạt động kinh doanh với dòng doanh thu và vốn hạn chế. Giờ thì công ty đã trải qua 2 cuộc suy thoái. 

Rất nhiều doanh nghiệp tập trung vào việc tìm cách thoái lui an toàn sau một vài năm kinh doanh. Nhưng mọi thứ luôn biến động, cuộc sống hiếm khi theo kế hoạch mà chúng ta vạch ra. Thay vào đó, hãy tập trung vào việc xây dựng một công ty vững mạnh về dài hạn. Hãy nhớ rằng, kinh doanh là một chặng đường dài, là một cuộc chạy marathon cần trường sức, không phải là cuộc đua nước rút.

Marla Beck, nhà sáng lập và CEO của Bluemercury, công ty vừa thâu tóm thành công Macy’s trị giá 210 triệu đô la Mỹ; nhà sáng lập M-61 Skincare và Lune+Aster cosmetics

2. Đảm bảo nhu cầu thị trường cho sản phẩm và dịch vụ của bạn

Kinh doanh cần làm việc chăm chỉ và học hỏi nhiều hơn là bạn có thể tưởng tượng. Nó sẽ mang lại cho bạn lợi nhuận bất ngờ nhưng cũng không gì đảm bảo điều đó. Khi mọi thứ trở nên xấu đi, bạn mất hết vốn, và bạn cần phải thoát khỏi tình trạng này, hãy nhớ rằng doanh thu không thể giải quyết được tất cả vấn đề của công ty bạn, nhưng bạn cũng sẽ không thể giải quyết được vấn đề gì nếu không có doanh thu. 

Các công ty sống sót và trở nên thịnh vượng được nhờ tập trung vào lợi nhuận để có thể ứng phó với những cuộc khủng hoảng kinh tế khó có thể dự báo trước. Do đó, trước khi bắt đầu kinh doanh, hãy nghiên cứu, nắm chắc số liệu và chắc chắn rằng thị trường có nhu cầu đối với sản phẩm của bạn. Doanh thu nên có lợi nhuận, với mức lý tưởng là 50%. Sau đó, hãy dùng tiền thu được để thuê những nhân viên giỏi trong lĩnh vực của bạn. Hãy xây dựng hệ thống thông qua những văn bản rõ ràng để có chuyển tiếp cho người kế nghiệp. Nhưng đầu tiên, hãy học cách bán hàng! 

Matt Mead, Sáng lập và CEO của Mead Technology Group, EpekData, và BrandLync

3. Bạn sẽ không thể có quyết định đúng ngay  trong lần đầu tiên

Cách duy nhất để thành công là có hành động sớm. Sau đó phân tích kết quả, thay đổi nếu cần. Bạn sẽ khó có thể có quyết định đúng ngay lần đầu tiên, thậm chí thứ hai và thứ ba. Nhưng nếu bạn nhanh chóng, bạn có thể chiến thắng.

Tránh chi tiêu quá mức. Tìm cách để tạo ra tiền một cách nhanh chóng và trả nợ. Tiền càng mang về nhiều thì bạn sẽ càng dễ dàng đối phó với những rủi ro có thể xảy ra. Bạn sẽ không thể có tầng 2 nếu không có tầng 1. Đầu tư kiến thức cho bản thân và tự tin vào chính mình. Khi thất bại, hãy xem lại những bài học mà nó mang lại. Mỗi lần bạn thử một giả thuyết trong thế giới thật, bạn sẽ có những bài học làm thế nào để cải thiện được nó. Bạn chỉ thực sự thất bại khi bạn không thực hiện nó. 

Joshua Harris, Nhà sáng lập Agency Growth Secrets; giảng dạy doanh nghiệp kiến thức bắt đầu, tăng trưởng và tăng doanh thu.

4. Kiễn nhẫn và đảm bảo có đủ vốn

Bất kỳ ai khi bắt đầu kinh doanh đề phải hiểu đầy đủ về thời gian và vốn cần kinh doanh. Tôi ước tôi biết được khoảng thời gian để đạt được mức doanh thu mang lại sự thịnh vượng cho công ty. 

Gần một nửa các doanh nghiệp nhỏ thất bại vì không đủ vốn. Hãy đảm bảo rằng bạn luôn có phương án phòng cho nguồn vốn của mình. Thời gian để có được lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp là khác nhau, trong khi rủi ro thất bại luôn hiện hữu. Nhưng nếu có đủ vốn, bạn sẽ giảm được đáng kể rủi ro thất bại.

Guy Sheetrit, CEO của  Over The Top SEO, người cung cấp giải pháp tiếp tụ SEO cho thương mại điện tử và Fortune 500 companies

5. Hiểu khách hàng mục tiêu

Nhiều doanh nghiệp quá tập trung vào tiếp thị và bán hàng khiến họ đôi khi quên mất khách hàng của họ thực sự muốn cái gì. Những công ty có lợi nhuận tốt biết khách hàng cần gì hơn cả chính khách hàng của họ. Họ bán giá trị, ảnh hưởng và kết quả mà khách hàng của họ muốn mua.

Để trở thành doanh nghiệp thành công, đừng nghĩ rằng bạn biết câu trả lời. Hãy lên kế hoạch cho chiến lược lắng nghe về ước mơ và vấn đề của khách hàng. Không bao giờ muộn để chuyển dịch trọng tâm, mở rộng hoặc điều chỉnh những gì bạn bán cho khách hàng của mình.

David Newman, Tác giả cuốn sách bán chạy nhất “Do It! Marketing” và là nhà sáng lập của the Speaker Profit Formula; Chủ của chương trình Top 50 business podcast “The Speaking Show”.

6. Chuẩn bị để thay đổi

Nhà trường không thể dạy bạn tất cả bài học mà bạn có thể học để xây dựng một doanh nghiệp. Khi phải xử lý các vấn đề liên quan tới con người, ý tưởng và thị trường, hãy giải quyết những bất cập trong công việc cho dù kế hoạch kinh doanh của bạn có tốt như thế nào. 

Bài học đầu tiên là đánh giá đối tác. Đảm bảo rằng họ là những người phù hợp, có tài chính ổn định và sẵn sàng làm việc nhiều giờ khi cần thiết. Họ phải là người hiểu công ty; Thứ hai, không phức tạp hoá mô hình kinh doanh của bạn; kế hoạch kinh doanh đơn giản, dễ triển khai là tốt nhất; chuẩn bị sẵn sàng điều chỉnh mục tiêu nhanh nhất có thể dựa vào sự thay đổi của thị trường; Hiểu khách hàng và lắng nghe họ nói. 

Peter Hernandez, Chủ tịch của the Western Region tại Douglas Elliman; Nhà sáng lập và chủ tịch của Teles Propertie

7. Lắng nghe khách hàng 

Khi chúng tôi bắt đầu khởi nghiệp với The Boutique Hub, tôi nhận ra rằng cách khó nhất là xác định sản phẩm khả thi tối thiểu (MVP), áp dụng và sau đó nghe phản hồi từ khách hàng. Trong vòng kinh doanh đầu tiên, tôi bắt đầu với một kế hoạch và một sản phẩm có khả thi đối với tôi, nhưng nó đã không phù hợp với thị trường. Kế hoạch đó đã gần như giết chết công ty.

Tôi bắt đầu lại, lắng nghe nhu cầu khách hàng. Sau đó, tôi mang nó ra thị trường, thậm chí không được chuẩn bị kỹ càng về cả giá cả và layout. Tôi đã thực hiện nó với chỉ mục đích học hỏi từ mô hình mới. Sau đó, tôi đã có một sản phẩm phù hợp với thị trường, chúng tôi đã thêm chi tiết để tăng trưởng. Luôn luôn nhớ rằng, khách hàng quyết định tới thành công trong kinh doanh, không phải kế hoạch kinh doanh. Đầu tiên, hãy thử thị trường, sau đó mới dấn thân.

Ashley Alderson, Nhà sáng lập, CEO của The Boutique Hub.

8. Giải quyết vấn đề

Luôn tự hỏi vấn đề của sản  phẩm và dịch vụ của bạn là gì. Nếu thị trường không có nhu cầu đối với sản phẩm của bạn, bạn nên nghĩ lại ý tưởng kinh doanh của mình.

Tôi đã bắt đầu kinh doanh mô hình đầu tiên của mình bởi vì tôi cần công cụ để gửi thư tự động và liên tục tới các khách hàng của mình. Tôi có kỹ năng về tin học và tôi xây dựng nó. Tôi nhận thấy thị trường có nhu cầu lớn với sản phẩm của mình. 20 năm sau, GetResponse đã có hơn 350.000 khách hàng. Tôi xây dựng công ty thứ 2, ClickMeeting.

Simon Grabowski, sáng lập và Tổng giám đốc của ClickMeeting

(Theo Entrepreneur)
Tin khác