Lợi ích là chưa đủ để Fintech “cất cánh”

Tốc độ tăng trưởng người sử dụng internet cũng như điện thoại thông minh ở Đông Nam Á sẽ giúp giải pháp không dùng tiền mặt có chỗ đứng quan trọng trong hệ sinh thái tài chính trong khu vực.

Nhờ những tiến bộ của FinTech, chúng ta đang ở thời kỳ thuận lợi nhằm đưa ra phương thức sử dụng tiền thông minh. Song, trong khi Chính phủ và các ngân hàng đang trong cuộc chạy đua tìm giải pháp cho nền kinh tế không dùng tiền mặt nhằm giảm chi phí quản lý tài chính, dường như “cuộc cách mạng” không dùng tiền mặt này chưa thực sự cất cánh như kỳ vọng.

Dù vậy, khu vực với có 600 triệu người, với 70% chưa được tiếp cận dịch vụ tài chính cơ bản là tiềm năng cho các giải pháp tài chính không dùng tiền mặt tại khu vực.

“Tiếp sức” cho SME tại ASEAN

SME là xương sống của nền kinh tế Đông Nam Á. Tùy thuộc vào mỗi quốc gia, SME có thể chiếm từ 50% đến 99% tổng số doanh nghiệp. Song, do nhỏ và yếu, các SME gặp khó khăn trong việc tiếp cận tài chính khi hầu như các ngân hàng thường ưu tiên tín dụng cho những doanh nghiệp lớn và uy tín hơn. Điều này có nghĩa, SME không đủ tiền để lớn, hoặc thậm chí không đủ đê có thể “bắt đầu”.

Thực tế, rất nhiều chính sách từ Chính phủ được thiết kế để hỗ trợ khu vực này tiếp cận tài chính. Ví dụ, chương trình tín dụng doanh nghiệp tai Indonesia doành cho SME đã thực hiện từ năm 2016 nhưng dường như không hiệu quả do những rào cản về cơ sở hạ tầng và logistics. Do đó, cần phải có các kênh cho vay thay thế những kênh truyền thống.

Cho vay ngang hàng (P2P) đang trở nên phổ biến trong nhóm SME như một kênh tiếp cận tài chính dễ dàng hơn. Đây là nền tảng giúp cá nhân và doanh nghiệp có thể vay vốn từ các nhà đầu tư thông qua nền tảng số. Nền tảng này cũng có thể được gọi là “middleman” giữa nhà đầu tư và người vay vốn. Do đặc tính của P2P, các SME có thể dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm các nhà đầu tư mong muốn tìm phương thức tạo ra lợi nhuận mới.

Khởi nguồn của P2P từ Anh và Hoa Kỳ nên dường như mô hình này chưa thực sự phù hợp với các quốc gia có nền kinh tế đang hoàn thiện như châu Á. Song, cũng cần lưu ý rằng, sự duy nhập của mô hình cho vay này vào châu Á bắt nguồn từ Trung Quốc. Mô hình tài chính vi mô này ban đầu nhắm tới đối tượng là nông dân Trung Quốc, sau đó lan ra các khách hàng cá nhân khác muốn vay các khoản tiền nhỏ.

Mô hình này giống như đưa ngân hàng tới “cửa nhà” khách hàng, đặc biệt là những người ở vùng nông thôn.

Giá của tiền mặt

Tiền mặt là tốn kém. Các ngân hàng phải vận chuyển tiền; máy móc lưu trữ tiền cần phải được bảo trì liên tục, nguồn cung tiền luôn phải sẵn sàng trong máy.

Chưa kể, vào thời kỳ cao điểm, khách hàng còn phải xếp hàng dài chờ tới lượt sử dụng ATM mà không chắc rằng khi tới lượt mình, tiền vẫn còn đủ trong máy. Hơn nữa, khách hàng còn phải chịu phí cao khi giao dịch tại ATM khác ngân hàng.

Ví điện tử có thể giải quyết được những bất cập đó. Ví này được liên kết với tài khoản ngân hàng hoặc thẻ thanh toán để thanh toán các giao dịch của khách hàng. Giao dịch này có thể thực hiện chừng nào số dư trong tài khoản của khách hàng vẫn còn. Các thao tác có thể dễ dàng thực hiện trên điện thoại di động mà không cần mất thời gian giao dịch trên ATM.

Tuy nhiên, ví điện tử ở Đông Nam Á không phải mới. Các nền tảng gọi xe như Grab và GoJek đã sử dụng phương tiện thanh toán này trong nhiều năm. Bênh cạnh đó, các ông lớn trong ngành thanh toán điện tử như Alipay và Wechat Pay đã xuất hiện tại thị trường khu vực. Tuy nhiên, việc áp dụng vẫn chưa phổ biến do nhiều khách hàng và cửa hàng trong khu vực vẫn gặp phải có khăn trong các giao dịch điện tử, ví dụ như khó sử dụng công nghệ mới và việc tiếp cận tài chính cũng tương đối phù hợp.

Dù vậy, Đông Nam Á vẫn là mảnh đất màu mỡ để ví điện tử cất cánh bằng việc cung ứng các nền tảng thanh toán dễ sử dụng.

Lợi ích từ kiều hối

Với gần 7 triệu người gửi kiều hối hỗ trợ gia đình, nền kinh tế di cư đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Đông Nam Á. Theo Ngân hàng Thế giới, tổng giá trị kiều hối năm 2015 tại khu vực này lên tới 62 tỉ đô la Mỹ, tương đương với GDP của Myanmar và bằng 3 lần GDP của Campuchia trong cùng giai đoạn.

Dù kiều hối đóng vai trò quan trọng trong bức tranh kinh tế chung của khu vực, nhưng dịch vụ tài chính truyền thống lại không hề thuận lợi cho lao động di cư. Thông thường, lao động di cư thường phải chịu phí cao, thời gian chuyển tiền dài và thường mất một ngày làm việc để gửi tiền về gia đình. Trong trường hợp xấu, sự mập mờ trong quá trình chuyển tiền còn khiến họ chịu rủi ro tống tiền hoặc mất cắp.

May mắn, việc xuất hiện ngày càng phổ biến công nghệ di động và internet đã phần nào giảm bớt được những rủi ro này.

Chuyển kiều hối điện tử đang là giải pháp khả thi khi lao động di cư không cần phải tới chi nhánh ngân hàng để chuyển tiền về quê hương. Bên cạnh đó, quy trình chuyển kiều hối được điện tử hóa nên thời gian ngắn và chi phí thấp hơn, cạnh tranh được với các đơn vị chuyển tiền truyền thống.  

Trong khi các ngân hàng và các đơn vị cung ứng truyền thống đang thống lĩnh thị trường chuyển kiều hối, các đơn vị cung ứng kiều hối điện tử dường như là tay chơi mới dựa chủ yếu vào các ứng dụng trên điện thoại di động. Trong số những công ty mới này, ai “sở hữu” được điện thoại của lao động di cư sẽ là yếu tố quan trọng góp phần vào thành công của họ.

Buộc thay đổi

Lợi ích của các giải pháp không dùng tiền mặt không chỉ dừng lại ở các nền kinh tế phát triển nữa. Tại Đông Nam Á, công nghệ và internet đang làm thay đổi ngành tài chính cũng như người sử dụng tiền.

Dù vậy, vẫn còn nhiều việc phải làm. Khách hàng, doanh nghiệp cần phải được phổ biến những lợi ích mà các giải pháp mới này mang lại; các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ tài chính cần tăng cường quảng bá dịch vụ của họ tới người tiêu dùng. Trong khi đó, vai trò của Chính phủ đưa ra những chính sách rõ ràng, có tính dự đoán cho thị trường.

Giải pháp không dùng tiền mặt đã bắt đầu có chỗ đứng trong thị trường Đông Nam Á. Trong khi hệ sinh thái tài chính công nghệ tại khu vực đang dần hoàn thiện, vẫn cần sự quyết tâm của các bên liên quan như các đơn vị cung ứng dịch vụ tài chính truyền thống, chính quyền, đặc biệt là người tiêu dùng.

(Theo Entrepreneur)

Tin khác