Starbucks đã có chế độ nghỉ ốm có lương cho nhân viên. Hiện tại hãng này có một khoản “thanh toán do thảm họa” cho các nhân viên pha chế, tối đa là 14 ngày nếu như họ được chuẩn đoán, tiếp xúc hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm virus corona.
Walmart thì đã đưa ra chính sách nghỉ khẩn cấp sau khi một nhân viên của cửa hàng ở Kentucky dương tính với virus corona.
Mới đay, nhà hàng Darden công bố rằng những người làm việc theo giờ sẽ vẫn được trả lương trong khi họ ốm.
Sự bùng phát của virus corona đã thu hút sự chú ý đến tình trạng của các nhân viên nhà hàng mà chủ nhân hoặc chính quyền địa phương không đảm bảo tiền lương bị bệnh. Theo Cục Thống kê Lao động, 55% nhân viên làm việc trong lĩnh vực nhà hàng và nhà ở không được trả lương khi nghỉ ốm. Ngay cả những người nghỉ phép có lương cũng có thể không được trả đủ ngày nghỉ ốm nếu như cách ly 14 ngày theo khuyến nghị của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) đối với chủng virus corona này.
Tổng thống Donald Trump đã đưa ra ý tưởng cung cấp trợ giúp cho những người làm công ăn lương theo giờ như một phần trong các biện pháp cứu trợ rộng lớn đối với người lao động ở Mỹ.
Nghỉ ốm có lương có thể giúp khuyến khích người lao động nghỉ ở nhà nếu họ cảm thấy bị bệnh. Giống như việc rửa tay thường xuyên, đây là một bước quan trọng trong việc cố gắng ngăn chặn sự lây lan của virus.
Với tỷ suất lợi nhuận mỏng, phần lớn ngành công nghiệp nhà hàng đã chọn không đưa ra chế độ nghỉ ốm trả lương trừ khi luật pháp yêu cầu. Nhiều chuỗi thức ăn nhanh cho phép bên nhận quyền quyết định lợi ích cho nhân viên làm việc tại các địa điểm nhượng quyền.
Mặc dù vậy, một số nhân viên nhà hàng ở những khu vực có dịch bệnh đã phải nghỉ việc, mặc dù họ có thể mạo hiểm với mức lương ít hơn.
“Trong các khu vực rủi ro, chúng tôi đã nghe nói nhân sự đã trở thành một vấn đề vì nhân viên muốn tránh rủi ro khi tiếp xúc, điều này khiến các nhà hàng thay đổi giờ hoạt động”, nhà phân tích của Stifel - Chris O’Cull đã viết trong một ghi chú cho khách hàng vào thứ Tư.
Một số công nhân làm việc theo giờ tại các chuỗi nhà hàng như Shake Shack được trả lương khi nghỉ ốm vì các công ty sử dụng lợi ích này như một cách để thu hút nhân viên trong một thị trường lao động căng thẳng.
Chipotle Mexican Grill bắt đầu cho phép ba ngày nghỉ ốm có lương, chính sách này bắt đầu từ ngày làm việc đầu tiên vào năm 2016 sau một loạt vụ bê bối về an toàn thực phẩm.
Các chuỗi nhà hàng khác đang chịu áp lực phải thay đổi chính sách của họ.
Hôm thứ ba, một liên hợp về quyền công nhân trong lĩnh vực thức ăn nhanh đã đưa ra một danh sách các yêu cầu "chiến đấu vì 15 USD" đối với McDonald's. Trong đó có các yêu cầu nghỉ ốm có lương cho tất cả người lao động, trên cả các địa điểm của công ty và nhượng quyền, và thanh toán cho bất kỳ ca làm việc nào bị bỏ lỡ nếu một nhà hàng phải đóng cửa.
Công ty McDonald's chưa thông báo trường hợp nào dương tính với virus. Công ty này đã đề nghị chính sách nghỉ 5 ngày ốm có lương cho công nhân làm việc theo giờ trong các cửa hàng thuộc sở hữu công ty kể từ năm 2015. Hôm thứ ba, phía công ty cho biết, nhân viên tại các địa điểm thuộc sở hữu của công ty sẽ nhận được tiền chi trả nếu được yêu cầu cách ly trong 14 ngày.
Phát ngôn viên của công ty cho hay: “Khi chúng tôi chủ động theo dõi tác động của virus corona, chúng tôi liên tục đánh giá các chính sách của mình để cung cấp sự linh hoạt và chỗ ở hợp lý”.
Khoảng 5% các địa điểm của McDonald's ở Mỹ do công ty vận hành.