Khai trương cửa hàng trên mạng – Đó có phải là chiến lược tăng doanh thu của Starbucks tại khu vực châu Á?


Gần đây, Starbucks Trung Quốc tuyên bố khai trương cửa hàng online đầu tiên trên website Tmall tại Trung Quốc để kinh doanh các sản phẩm thiệp Starbucks, thẻ tiền mặt và coupon, những sản phẩm có thể mua làm quà là chính. Mặc dù kế hoạch này là nhằm tăng sự hiện diện của Starbucks trên mạng, công ty này cũng có thể hưởng lợi từ thị trường e-commerce đang gia tăng tại Trung Quốc. Theo eMarketer, giá trị thị trường e-commerce tại Trung Quốc dự đoán sẽ tăng 30% mỗi năm, và đến 2018 có thể đạt giá trị 1.500 tỷ đô. Trong khi mua bán điện tử trên di động có thể chiếm gần 50% doanh thu ngành trong năm 2015, dự đoán con số này sẽ tăng thành 70% đến năm 2019. Do đó, Starbucks có thể sẽ lấy được doanh thu từ sự tăng trưởng số lượng người tiêu dùng ngày càng có thói quen mua sắm trên mạng.

Đến năm 2018, trên 16% giá trị bán lẻ tại Trung Quốc sẽ từ e-commerce

Dự đoán năm 2015 doanh thu e-commerce chiếm 7% tổng doanh thu ngành bán lẻ tại Mỹ. Trong khi đó, con số này là 12% tại Trung Quốc. Đến năm 2018, dự đoán thị trường Mỹ sẽ tăng lên thành 9% và Trung Quốc là 16%.

Với nhu cầu mua sắm online của Trung Quốc như hiện tại, kế hoạch mở cửa hàng trên mạng của Starbucks là phù hợp. Trung Quốc là thị trường tăng trưởng chiến lược của Starbucks. Năm 2015, doanh thu cửa hàng của Starbucks tăng 9% so với doanh thu cùng kỳ, trong khi tỷ lệ tăng tại châu Mỹ là 7%. Doanh thu tăng là nhờ số lượng giao dịch tăng, tại Trung Quốc là 8%, trong khi tại châu Mỹ là 5%. Công ty dự định sẽ tăng gấp đôi số lượng cửa hàng lên thành 10.000 cửa hàng tại châu Á Thái Bình Dương trong vòng 5 năm tới, trong đó riêng Trung Quốc sẽ là 3.400 cửa hàng đến năm 2019. Nền kinh tế Trung Quốc đang dịch chuyển từ xuất khẩu sang dịch vụ và tiêu dùng địa phương. Do đó, Starbucks chắc chắn sẽ hưởng lợi từ xu hướng này, với tầng lớp thu nhập trung bình tại các khu đô thị Trung Quốc đang ngày càng gia tăng. Kế hoạch phát triển rầm rộ tại Trung Quốc, với mục tiêu biến Trung Quốc thành thị trường quốc tế lớn nhất, e-commerce chính là kênh tăng trưởng mới và cũng là kênh hỗ trợ gia tăng mức độ trung thành của người tiêu dùng đối với thương hiệu.

(Nguồn: website Retail Asia, đăng ngày 31/12/2015)

Tin khác