Lazada và lợi thế kho vận trong cuộc chiến TMĐT tại Đông Nam Á

Nhờ vào sự phát triển của thương mại điện tử, dịch vụ kho vận tại Đông Nám Á cũng bùng nổ theo và đòi hỏi những khoản đầu tư lớn vào cơ sở hạng tầng để đảm bảo hiệu quả, theo ông Pierre Poignant, người đứng đầu Lazada.

Vị CEO Lazada cho biết, về phần mình, thị trường thương mại điện tử Singapore sẽ tiếp tục đặt cược vào mạng lưới vận chuyển và các mối quan hệ hợp tác khác khi nhu cầu tăng lên. Nó đã làm việc với hơn 100 công ty giao vận và hậu cần xuyên biên giới, từ Ninjavan tại Singapore đến Go-Jek tại Jakarta.

Để cắt giảm chi phí và cải thiện dịch vụ, Lazada sẽ mở rộng hệ thống kho vận của mình với các trung tâm trung chuyển nhỏ ở gần khách hàng, và đi kèm đó là một kho hàng lớn mà công ty có thể sử dụng tại Malaysia dành cho những hàng hòa ít thông dụng trên thị trường.

Lazada, với 130.000 đối tác bán hàng trên nền tảng của mình, có 14 kho hàng và hơn 186.000 mét vuông không gian diện tích - lên kế hoạch mở thêm 5-6 kho hàng trong năm tới. Nó cũng có 130 trung tâm phân phối nhỏ hơn.

“Câu chuyện kho vận (logistics) tại Đông Nam Á rất khác so với phần còn lại của thế giới. Ví dụ, tại Indonesia, khoảng cách từ Aceh đến Papua dài hơn khoảng cách từ Mianmi đến Seattle. Nhiều người không nhận ra điều này. Thật khó để tin rằng một tay chơi có thể bao phủ cả thị trường”, ông Poignant phát biểu trong một cuộc phỏng vấn.

Xét về quy mô, Đông Nam Á là thị trường internet lớn thứ 4 trên thế giới. Còn về tốc độ tăng trưởng, đây là thị trường phát triển nhanh nhất thế giới khi mỗi tháng có thêm khoảng 4 triệu người dùng internet mới, theo một báo cáo được đồng thực hiện bởi Google trong năm 2016.

Chìa khóa cho sự tăng trưởng này nằm ở yếu tố dân số trẻ sử dụng dùng di động ngày càng nhiều và một mạng lưới bán lẻ địa phương đang trong quá trình phát triển. Tuy vậy, để thương mại điện tử phát triển, hiện vẫn có nhiều thách thức, ví như hệ thống đường sá chất lượng kém, những thành phố kẹt xe, những khu vực được hình thành bởi hàng ngàn hòn đảo cách biệt nhau…

Chưa hết, theo Poignant, một số khu vực còn chưa có địa chỉ nhà chính thức làm cho việc giao nhận trở nên phức tạp. Về thanh toán, hơn 50% giao dịch thực hiện bằng tiền mặt cũng khiến cho việc quản lý gặp nhiều khó khăn.

Dẫn đầu cuộc đua

Dĩ nhiên Đông Nam Á không phải là thị trường dành riêng cho Lazada. Amazon và các công ty khác, bao gồm cả các đối thủ địa phương, cũng nhìn ra tiềm năng của khu vực này. Amazon đang sử dụng Singapore làm đầu tàu; JD.com, công ty thương mại điện tử lớn thứ hai của Trung Quốc, chọn Thái Lan là điểm bắt đầu với sự hợp tác cùng Central Group, nhà bán lẻ lớn nhất nước này.

Trước sự xuất hiện của các tay chơi mới, ông Poignant cho rằng Lazada vẫn có lợi thế của riêng mình và sẽ rất khó để bị đánh bại. Lợi thế mà ông nói nằm ở cơ sở hạ tầng kho vận mà Lazada đã xây dựng. “Đó là một quá trình dài và phức tạp”, CEO Lazada nói.

Dữ liệu khách hàng cũng là một lợi thế khác và hiện Lazada đang liên kết với các nhà sản xuất hàng hoá tiêu dùng nhanh như Unilever để hiện thực hóa dữ liệu này thành doanh thu.

Alibaba đã mua Lazada với giá một tỉ USD vào tháng tư năm ngoái trong nỗ lực tìm kiếm sự tăng trưởng ở bên ngoài Trung Quốc. Đây là hợp đồng lớn nhất của Alibaba ở nước ngoài. Năm nay, Alibaba tiếp tục rót tiền vào Lazada và tăng cổ phần nắm giữ lên con số 80%.

Cũng trong năm ngoái, vào tháng 11-2016, Lazada đã mua lại cửa hàng tạp hóa Online Redmart của Singapore. Mặc dù có kế hoạch cụ thể nhưng qua thương vụ này, ông Poignant hy vọng sẽ giúp công ty đặt chân vào lĩnh vực kho lạnh và mở rộng ngành hàng tạp hóa vào phần còn lại của khu vực.

(Theo Retail News Asia)

Tin khác