Việt Nam có nhiều tiềm năng cho nhượng quyền thương mại
Theo thống kê của Bộ Công thương, trong số 150 giấy phép nhượng quyền thương hiệu được cấp, có 7 giấy phép mở rộng nhượng quyền ra nước ngoài.

Chuỗi nhà hàng lớn nhất Việt Nam, Cổng Vàng (Golden Gate Restaurant Group), sở hữu 34 nhà hàng lẩu Kichi Kichi, 17 nhà hàng Sumo BBQ và 15 nhà hàng Vuvuzela. Trong khi đó, Mặt Trời Đỏ (Redsun ITI) sở hữu 11 nhà hàng Thai Express và 34 nhà hàng King BBQ.


Chuỗi thức ăn nhanh Lotteria gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 1998, hiện sở hữu mạng lưới 216 nhà hàng. Từ năm 2014, chuỗi thức ăn nhanh này đã nhượng quyền cho 17 nhà đầu tư trong nước. 


Một thương hiệu thức ăn nhanh khác đáng chú ý từ là chuỗi gà rán KFC. KFC hiện có mạng lưới 140 nhà hàng kể từ khi “đặt chân” đến Việt Nam vào năm 1997. Chuỗi cà phê Starbucks có mặt ở Việt Nam từ năm 2013 và hiện sở hữu 19 cửa hàng.


Thương hiệu Phở 24 của Công ty Cổ phần Việt Thái Quốc Tế cũng đã nhượng quyền tại Australia, Hàn Quốc và Hồng Kông. Kingaru Sleep vừa hoạt động tại Việt Nam thời gian gần đây với hoạt động kinh doanh nệm trực tuyến giao ngay trong 24 giờ.


Bà Nguyễn Phi Vân, đồng sáng lập Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Thế giới (World Franchise Associates) khu vực Đông Nam Á, cho biết thị trường nhượng quyền thương mại tại Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn sơ khai theo nhận xét của nhiều nhà đầu tư và chỉ mới thật sự phát triển từ năm 2009.


Bà Vân nhìn nhận, sau khi các thương hiệu nhượng quyền quốc tế đến Việt Nam, các công ty trong nước có cơ hội học hỏi kinh nghiệm và hoàn thiện kỹ năng để có thể tự xây dựng thương hiệu nhượng quyền cho chính mình. Tuy nhiên, theo bà Vân, vẫn có ít các thương hiệu nhượng quyền nội địa thành công cho đến thời điểm này. Bà cũng dự báo nhượng quyền thương hiệu trong lĩnh vực dịch vụ, giải trí và công nghệ sẽ tiếp bước ngành bán lẻ và nhà hàng bùng nổ trong thời gian tới.


(Theo Retail News Asia)

Tin khác