Người trẻ Indonesia mê cà phê, các chuỗi cà phê bị ảnh hưởng

Nhưng trong vài năm gần đây, tình hình đã đổi khác. Khi thế hệ trẻ chuyển sang uống cà phê, hàng trăm quán cà phê mở cửa, lượng tiêu thu cà phê của đất nước này tăng lên nhanh chóng. Điều đó, khiến cà phê xuất khẩu của Indonesia giảm đi và giá thì tăng lên.

Cà phê trồng ở đảo Sumatra là một thành phần quan trong trong món Christmas Blend của Starbucks, đã được bán trong hơn 30 năm qua.

Sản lượng cà phe thấp ở Sumatra khiến một số công ty xuất khẩu trì hoãn giao hàng trong khi một số công ty nhập khẩu ở Mỹ cho biết đã phải trả giá cao hơn để đảm bảo nguồn cung.

Hiện hàng tồn kho cà phê Indonesia ở Mỹ đã giảm. Một số nhà nhập khẩu cho hay, họ đủ cung cấp cho các hợp đồng rang xay nhưng sẽ không còn hàng cho thị trường giao ngay.

Starbucks và Keurig Green Mountain là hai khách hàng lớn nhất của cà phê arabica Sumatran. Khi nguồn cung hạn chế, các công ty nhỏ hơn sẽ phải đối mặt với thách thức lớn khi có nhu cầu.

Đại diện phát ngôn của Starbucks cho biết công ty đã không bị ảnh hưởng khi nguồn cung cấp bị thắt chặt trong năm nay. Trong khi Keurig không trả lời yêu cầu bình luận.

Nhu cầu cà phê tăng mạnh ở Indonesia

Tiêu thụ cà phê ở Indonesia đã tăng gần gấp đôi trong 10 năm qua, vì thế hệ trẻ của nước này bị ảnh hưởng bởi thói quen uống cà phê ở Úc và Mỹ, nơi nhiều người trong số họ đã đi du học.

“Chúng ta đang chứng kiến nhu cầu cà phê tăng ở nhiều thị trường nhưng rõ ràng Indonesia là nơi mà nhu cầu có sự đột biến”, ông Michael Schaefer, Trưởng nhóm Thực phẩm và Đồ uống tại Euromonitor International cho biết.

Với các nước có truyền thống xuất khẩu café như Brazil, Việt Nam, Colombia và Indonesia, việc các doanh nghiệp và chuỗi cửa hàng trong nước có nhu cầu tăng mạnh về loại cà phê cao cấp đã khiến thị trường thay đổi.

Theo ông Pranoto Soenarto, Phó chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia, nhiều doanh nghiệp đang trả cho nông dân mức giá cà phê arabica cao hơn đáng kể so với trước đây.

Ông Wildan Mustofa, một nông dân trồng cà phê arabica ở Pangalengan, Tây Java, cho biết số tiền thu được từ các công ty trong nước trong vài năm qua đã tăng mạnh.

"Các đơn hàng trong nước tăng gần 100% mỗi năm”, ông Wildan nói.

Nhu cầu tăng nhưng sản lượng lại thấp

Bên cạnh nguyên nhân nhu cầu trong nước tăng cao, thêm một lý do khiến nguồn cung cà phê của Indonesia ra nước ngoài giảm là do sản lượng giảm.

Sản lượng cà phê hạt của Indonesia đã giảm khoảng 8% trong 5 năm qua, theo số liệu của Bộ Nông nghiệp nước này. Nông dân cho hay, thời tiết thay đổi thất thường khiến sản lượng bị hao hụt. Các vụ mùa nghèo nàn khiến người nông dân chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.

Theo thống kê từ Bộ Nông nghiệp Mỹ, xuất khẩu từ quốc gia trồng cà phê lớn thứ tư trên thế giới đã giảm khoảng 20% ​​trong 5 năm qua.

Lượng cà phê xuất khẩu của Indonesia giảm đã được phản ánh trong dữ liệu vận chuyển quý 1 năm 2018, khi con số này giảm 26% so với cùng kỳ năm năm ngoái.

Vì nguồn cung hạn chế, nên giá của cà phê arabica đã tăng cao kỷ lục trong tháng 4 vừa qua.

Arabica là loại cà phê có chất lượng cao, thường được rang xay. Người anh em họ của nó, cà phê robusta, nổi tiếng với vị đắng hơn, được chế biến thành cà phê hòa tan hoặc được sử dụng như một thành phần có chi phí thấp trong hỗn hợp rang. Hiện, cà phê robusta chiếm gần 90% thu hoạch cà phê của Indonesia.

Arabica trồng ở Sumatra là có chất lượng cao nhất, một phần là do quá trình sấy khô có truyền thống và rất đặc biệt tại đây. Tuy nhiên, quy mô trồng cà phê arabica tại đây ngày càng thu hẹp

"Cuộc cạnh tranh để mua cà phê arabica từ các nhà sản xuất đã khá khốc liệt", ông Robert Babington Smith, đại diện nhà nhập khẩu có trụ sở tại California, InterContinental Coffee Trading Inc., nói.

Giá cà phê arabicas Sumatra chưa qua chế biến hoặc sấy khô một phần mua tại các trang trại tăng lên mức kỷ lục 5,90 USD/kg trong tháng 4.

(Theo Retail News Asia)

Tin khác