Đầu tư Thái lan đang đổ vào Việt Nam


Các doanh nghiệp Thái đang đổ tiền đầu tư vào thị trường Việt nam trong các lĩnh vực cơ sở hạ tầng, vật liệu xây dựng, bán lẻ, hàng tiêu dùng, thực phẩm, và xe hơi. Tất cả đều là những ngành đầy tiềm năng.

Trong báo cáo của công ty nghiên cứu MAF gần đây, M&A trong năm 2015 và 2016 vẫn tập trung vào các ngành hàng tiêu dùng, tài chính ngân hàng, địa ốc, và bán lẻ. Tuy nhiên, nhà đầu tư Thái sẽ là những nhà đầu tư chính. Họ có nhiều lý do để chọn Việt Nam. Ngoài vấn đề Việt Nam là thị trường lớn với nhu cầu tiêu dung ngày càng gia tăng, đây còn là thị trường nền để họ có thể phát triển ra khu vực.

Trong ngành bán lẻ, tập đoàn Central Group đã chi 100 triệu USD để mua lại 49% cổ phần của Nguyễn Kim, một doanh nghiệp về hàng điện tử gia dụng, với chiến lược đưa thương hiệu này thành thương hiệu bán lẻ ngành điện tử gia dụng hàng đầu Đông Nam Á. Một số chuyên gia cho rằng chiến lược đầu tư của nhà đầu tư Thái rất chuyên nghiệp và dựa vào việc thấu hiểu văn hoá và thói quen địa phương. Trong khi đó, Berli Jucker gây sốc dư luận khi công bố mua Metro Cash & Carry Vietnam với mức giá 879 triệu USD. Trước đó, BJC mua Family Mart và 65% tập đoàn Phú Thái. Central Group có kế hoạch khai trương 50 siêu thị Nguyễn Kim đến năm 2019, gấp đôi số lượng chi nhánh hiện có. Trước đó, Central Group cũng đã đưa thương hiệu bán lẻ Robins vào Việt Nam.

Các nhà đầu tư có bản đồ và lộ trình rất rõ khi đầu tư vào Việt Nam. Họ biết rõ khi nào và cần làm gì để thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam, một bước đi chiến lược để thâm nhập thị trường 90 triệu này.

Các chuyên gia cũng cho biết nguồn vốn đầu tư từ Thái vào Việt Nam xuất phát từ các tỷ phú gốc Hoa. Charoen Sirivadhanabhakdi, chủ của ThaiBev, BJC and TCC Holdings, và Dhanin Chearavanont, chủ tịch của CP Group, đều là người gốc Quảng Đông. Gia đình Chirathivat chủ sở hữu tập đoàn Central là gia đình gốc Hải Nam.

Các nhà đầu tư Thái hầu hết đều nhắm vào các ngành tiềm năng của Việt Nam. Ví dụ ngành bán lẻ dự đoán sẽ tang trưởng 15% hàng năm với tổng doanh thu ngành là 97 tỷ USD đến năm 2016. Trong khi đó, CP Vietnam đã thành công và thôn tính ngành thức ăn gia súc với dianh thu 6 tỷ USD/năm trong thị trường trị giá 18 tỷ USD.

Các nhà đầu tư Thái với nguồn vốn dồi dào, có xu hướng mua lại doanh nghiệp nội địa để làm bàn đạp pháy triển. SCG, sau khi mua tập đoàn Prime, hiện đang dẫn đầu thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam với thị phần 20%. Đầu tư vào doanh nghiệp nhựa Bình Minh và Tiền Phong hứa hẹn sẽ giúp SCG đứng vững hơn trong ngành.

Nguồn: Retail News Asia, đăng ngày 19/12/2015.

Tin khác