Liệu 7-Eleven có thành công ở Việt Nam sau thất bại ở Indonesia?

Hiện nay, mọi người đã ít “phát cuồng” về 7-Eleven hơn sau khi bốn cửa hàng mới được mở trong vòng một tháng. Tuy nhiên, một số người vẫn có thể còn muốn trải nghiệm chuỗi cửa hàng tiện lợi nổi tiếng này, trong khi những người thường sống ở nước ngoài, đặc biệt là ở Nhật Bản, Thái Lan và Trung Quốc, có thể không quá hào hứng với 7-Eleven tại Việt Nam.

Vào giữa tháng 6, sự ra mắt của 7-Eleven tại Việt Nam thu hút sự chú ý lớn trên báo chí và mạng xã hội Facebook, thậm chí có một số tin đồn rằng khách hàng đã được trả tiền để xếp hàng trước cửa hàng 7-Eleven đầu tiên.

Trong thực tế, lại không có nhiều cuộc thảo luận về 7-Eleven vì họ nghĩ rằng các cửa hàng 7-Eleven cũng giống như các cửa hàng tiện lợi khác đã xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây như Ministop, B’s Smart, Circle K, Vinmart + và Shop & Go.

Kể từ ba năm trước, anh Nguyễn Tấn Minh, nhân viên truyền thông của một tập đoàn hàng tiêu dùng lớn, cho biết anh không mua hàng từ các cửa hàng tạp hoá truyền thống hoặc các cửa hàng nhỏ trên vỉa hè vì anh cũng đã từng bán hàng hết hạn ở đó, vì vậy anh mất niềm tin vào những loại cửa hàng này. Trong khi đó, các chuỗi cửa hàng tiện lợi khác nhau xuất hiện ở khắp mọi nơi, và hàng hoá trong các cửa hàng này lại thường xuyên được kiểm tra.

Ngoài ra, việc mua hàng trong một cửa hàng tiện lợi 24 giờ giúp Minh tiết kiệm thời gian hơn việc mua ở siêu thị. Minh là khách hàng thường xuyên của Ministop nhưng anh nói rằng mình sẽ không ngần ngại rời Ministop và mua ở 7-Eleven nếu được mở cửa gần nhà hơn.

"7-Eleven bán một số loại thực phẩm chế biến phù hợp với khẩu vị của tôi, chẳng hạn như bánh ngọt hoặc sữa chua. Tôi thường mua bánh mì trong cửa hàng này ăn sáng để tiết kiệm thời gian,” Minh nói.

Bên cạnh đó, 7-Eleven thu hút người tiêu dùng bằng những lợi thế riêng của mình, chẳng hạn như các sản phẩm bánh kẹo nhập khẩu đa dạng. Cụ thể, 7-Eleven có một thực đơn gồm 100 món ăn được nấu theo phong cách Việt Nam, và thực đơn này thay đổi mỗi ngày. Đây không chỉ là lợi thế của 7-Eleven, mà còn là điểm khác biệt.

Tuy nhiên, giá bán tại 7-Eleven cao hơn một chút so với một số cửa hàng khác. "Điều này không quan trọng, tôi thích cửa hàng này chủ yếu do sự thuận tiện của nó", anh  Minh nói và cho biết rằng một sự khác biệt nhỏ trong giá bán không bắt nguồn từ sự phổ biến của một thương hiệu, nhưng bắt nguồn từ khoản phí đầu tư ban đầu và phí thuê mặt bằng.

Tất cả bốn cửa hàng 7-Eleven đều nằm ở vị trí đắc địa ở thành phố Hồ Chí Minh, thành phố đông dân và năng động nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, những người tiêu dùng như anh Minh vẫn hy vọng rằng sau giai đoạn đầu, giá bán tại 7-Eleven sẽ giảm.

Theo anh Minh, thiếu sót duy nhất của 7-Eleven là có rất ít cửa hàng ở ngoại ô, nên người dân ở các khu vực này phải đi đến Saigon Trade Center. Tuy nhiên, cửa hàng 7-Eleven này lại không có bãi giữ xe máy và đó là sự bất tiện lớn.

Các yếu tố đằng sau sự thành công của 7-Eleven

Không cần quảng cáo rầm rộ, nhiều chuỗi cửa hàng tiện lợi đã lặng lẽ bước vào thị trường Việt Nam trong những năm gần đây như Circle K,  B’s mart Ministop, Shop & Go và Vinmart +. Năm nay là sự bùng nổ của các cửa hàng tiện lợi với sự tham gia của 7-Eleven.

"Về cơ bản, các cửa hàng tiện lợi này cũng tương tự nhau. Tôi thường ghé một cửa hàng tiện lợi vì nó gần nhà chứ không phải vì nó bán hàng Nhật hay hàng Thái Lan ", ông Thy, một nhân viên truyền thông của Asus Vietnam cho hay.

Thói quen của khách hàng Việt Nam thường thay đổi nhanh chóng. Người trẻ ở Việt Nam không gắn bó với một số thương hiệu nhất định và sẵn sàng thử các cửa hàng tiện lợi mới nếu họ cung cấp các sản phẩm đa dạng với giá cả cạnh tranh, nhưng trên hết là sự tiện lợi.

Do đó, 7-Eleven có chiến lược phát triển chuỗi cửa hàng tiện lợi ở khắp mọi nơi, trên những con đường đông đúc hoặc những làn đường nhỏ và hẹp trong khu dân cư.

Tại Việt Nam, 7-Eleven đặt mục tiêu mở 100 cửa hàng trong vòng 3 năm và 1.000 cửa hàng trong 10 năm tới. 7-Eleven là nhà bán lẻ nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam đặt mục tiêu cao như vậy.

Tin đồn giữa các nhà bán lẻ trong nước nói rằng Henry Nguyễn Bảo Hoàng, Tổng giám đốc của IDG Ventures Vietnam, quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên tại Việt Nam, là người đứng sau các cửa hàng 7-Eleven trong nước. Ông cũng là người mang cửa hàng McDonald’s đầu tiên đến Việt Nam.

Đáng chú ý, ông Phạm Phú Ngọc Trai, một CEO xuất sắc của Việt Nam trong hai thập kỷ qua, là cổ đông của Công ty Cổ phần Seven System Vietnam, đối tác nhận quyền của 7-Eleven tại Việt Nam. Ông rất am hiểu ngành bán lẻ và hàng tiêu dùng ở Việt Nam.

Trên đây là những lý do khiến nhiều người nghĩ chuỗi cửa hàng này sẽ làm nên chuyện tại thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, những thành công bước đầu chưa thể đảm bảo một tương lai tươi sáng đối với 7-Eleven.

Mối đe dọa từ thị trường nội địa

Trong khi 7-Eleven được người tiêu dùng nhiệt tình đón nhận ở Việt Nam, thì lại phải đóng cửa toàn bộ sau 8 năm có mặt tại Indonseisa. Trước đó, Modern International, đơn vị nhận quyền thương hiệu này cũng liên tục mở rộng chuỗi ra ngoài Thủ đô Jakarta.

Cũng giống như ở Việt Nam, 7-Eleven mang đến một không gian hiện đại cho giới trẻ Indonesia với các món ăn đa dạng có giá cả phải chăng. Song điều đó không đủ để 7-Eleven tồn tại, khi mà thương hiệu này phải cạnh tranh với Alfamart và Indomaret, hai hệ thống cửa hàng tiện lợi nội địa với lịch sử lâu đời và mạng lưới rộng khắp Indonesia.

Ban đầu, Alfamart và Indomaret cũng học theo 7-Eleven khi thấy đối thủ mới đạt được những thành công nhất định. Về sau, cả hai hướng đến mô hình cửa hàng tạp hóa bán thực phẩm tươi sống hơn là cửa hàng tiện lợi bán thực phẩm chế biến.

Đây là bài học quý giá mà 7-Eleven Việt Nam cần để tâm, song hiện tại, họ chưa sẵn sàng để trả lời các câu hỏi liên quan đến cạnh tranh nội địa. Bởi cái tên Vinmart+ thuộc Vingroup có thể sẽ là Alfamart và Indomaret phiên bản Việt Nam, đe dọa 7-Eleven.

Vinmart+ bước chân vào địa hạt bán lẻ muộn hơn rất nhiều so với các đối thủ trong và ngoài nước, nhưng lại sở hữu số lượng cửa hàng lớn nhất Việt Nam. Chỉ sau hơn 2 năm khởi động, Vinmart+ đã có khoảng 1.000 cửa hàng. Ngay trong năm nay, Vinmart+ sẽ có thêm 1.000 cửa hàng.

Hiện nay, Vinmart+ chỉ bán rau, củ, quả tươi, thay vì thực phẩm chế biến ăn sẵn, để  thu hút giới trẻ, ưa chuộng lối sống nhanh, gọn nhưng họ đang dần thay đổi chiến lược.

Vinmart+ sẽ vừa cung cấp thực phẩm sạch, rau củ quả VinEco và những hàng hóa thiết yếu cho các bà nội trợ và giới công sở bận rộn, đồng thời cung cấp thực phẩm ăn nhanh và thực phẩm chế biến khác cho khách hàng trẻ. Thông qua VinmartCook, các sản phẩm sẽ được chế biến tại trung tâm để phân phối tới các cửa hàng.

Các thương hiệu cửa hàng tiện lợi đã có mặt ở thị trường Việt Nam đều có cách riêng để tiếp cận đối tượng khách hàng tiềm năng của mình.

Nhưng tâm lý và nhu cầu khách hàng đang thay đổi liên tục và không gắn kết với một thương hiệu nào. Điều này cho thấy ai muốn thành công cần hiểu rõ khách hàng và thích nghi với xu hướng.

(Theo Retail News Asia)
Tin khác