Các nước đang phát triển ở châu Á tiếp xúc nhiều nhất với malware

Trong số các quốc gia trên thế giới có nhiều nguy cơ nhiễm malware nhất trong quý I năm 2017, phần lớn là các nước đang phát triển trong khu vực.

Báo cáo cho thấy Bangladesh và Pakistan có tỉ lệ nhiễm malware cao nhất trên toàn thế giới. Tiếp theo đó là hai nước ASEAN, Campuchia và Indonesia. Khoảng một trên bốn máy tính chạy các sản phẩm bảo mật trên thời gian thực của Microsoft tại các quốc gia này báo cáo nhiễm malware  từ tháng 1 đến tháng 3 năm 2017.

Các khu vực khác đang phải đối mặt với nguy cơ đe doạ cao về malware là Myanmar, Nepal, Thái Lan, Việt Nam. Các quốc gia trên có tỷ lệ nhiễm malware cao hơn 20% trong quý I năm 2017. Đây là con số cao hơn gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu là 9%.

Mặt khác, các thị trường có trình độ phát triển công nghệ thông tin cao hơn như Úc, Hồng Kông, Nhật Bản, New Zealand và Singapore, có mức tốt hơn mức trung bình trên toàn thế giới. Trên thực tế, Nhật Bản đã được xếp hạng là nước có độ bảo mật an toàn nhất trên thế giới, chỉ có 2% máy tính của họ báo cáo sự cố nhiễm malware.

Sự tấn công của ransomeware ngày càng gia tăng

Ransomware là một trong những loại phần mềm độc hại gây xôn xao nhất trong năm 2017. Trong nửa đầu năm nay, hai đợt tấn công của ransomware, WannaCrypt và Petya, đã khai thác lỗ hổng trong các hệ điều hành Windows chưa được cập nhật trên toàn thế giới, vô hiệu hóa hàng nghìn thiết bị bằng cách hạn chế bất hợp pháp việc truy cập dữ liệu thông qua mã hóa. Điều này không chỉ làm gián đoạn cuộc sống hàng ngày của nhiều người dân mà còn làm tê liệt hoạt động của nhiều doanh nghiệp.

Các cuộc tấn công tập trung tại vài quốc gia châu Âu trong khi hầu hết các thị trường Châu Á không bị ảnh hưởng nặng.Trên thực tế, Nhật Bản và Trung Quốc được liệt kê là hai nước hàng đầu có tỷ lệ nhiễm ransomware thấp nhất. Một trong số ít các trường hợp ngoại lệ trong khu vực là Hàn Quốc, nước có mức độ nhiễm ransomware cao thứ hai trên thế giới.

Những kẻ tấn công đánh giá một số yếu tố như GDP, độ tuổi trung bình của người dùng máy tính và các phương thức thanh toán hiện diện của một quốc gia khi xác định khu vực để tấn công. Ngôn ngữ cũng có thể là một yếu tố quan trọng vì một cuộc tấn công thành công hay không thường phụ thuộc vào khả năng cá nhân hóa tin nhắn của một kẻ tấn công nhằm thuyết phục người dùng mở các tệp tin độc hại.

Tài khoản và dịch vụ trên dữ liệu đám mây đám mây giữa nguy cơ tấn công mạng

Hiện nay có ngày càng nhiều tổ chức chuyển đổi dữ liệu để lưu trữ trên đám mây. Việc này khiến nhiều dữ liệu và tài nguyên số có giá trị được lưu trữ trên đám mây, khiến nơi đây ngày càng trở nên hấp dẫn đối với bọn tội phạm mạng.

Báo cáo SIR cho thấy số tài khoản người dùng cá nhân và doanh nghiệp được quản lý trên đám mây bị tấn công trên toàn cầu tăng 300% trong năm qua, và số lần cố gắng đăng nhập từ các địa chỉ IP độc hại đã tăng 44% so với năm trước.

Ngoài ra, phần lớn những lỗ hổng bảo mật này là hậu quả của mật khẩu yếu, dễ đoán và việc quản lý mật khẩu kém, cùng với đó là các cuộc tấn công lừa đảo nhắm mục tiêu vào dịch vụ của bên thứ ba. Khi tần suất và độ tinh vi của các cuộc tấn công vào tài khoản người dùng trong dữ liệu đám mây tăng lên, việc xác thực bằng mật khẩu cần được thay thế và nâng cấp rất nhiều.

Tỷ lệ nhiễm malware tại thị trường Châu Á trong quý 1 năm 2017 (từ cao xuống thấp):

  1. Bangladesh

  2. Pakistan

  3. Campuchia

  4. Indonesia

  5. Mông Cổ

  6. Myanmar

  7. Việt Nam

  8. Nepal

  9. Thái Lan

  10. Philippines

  11. Sri Lanka

  12. Trung Quốc

  13. Ấn Độ

  14. Malaysia

  15. Đài Loan

  16. Hàn Quốc

  17. Hồng Kông

  18. Singapore

  19. Úc

  20. New Zealand

  21. Nhật Bản

  22. (Theo Retail News Asia)
Tin khác