Người giàu dẫn đầu xu hướng hàng hiệu tại Việt Nam
Việc giới siêu giàu tại Việt Nam tăng bậc nhanh chóng đã góp phần đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ xa xí phẩm trong nền kinh tế phát triển mạnh tại Việt Nam hiện nay.
Số người có thu nhập cực cao tại Việt Nam được đoán sẽ tăng gấp đôi vào năm 2024 thành 300 người, theo Knight Frank Wealth Report 2015.
Tỉ lệ tăng trưởng 159% đã giúp Việt Nam trở thành một trong những nước có dân số cực giàu phát triển nhanh nhất trên thế giới, với tài sản ròng lên đến 30 triệu đô. Theo sau Việt Nam là 1 thành viên ASEAN khác, Indonesia, với tỷ lệ tăng trưởng 132%. Những cá nhân siêu giàu ở châu Á nắm giữ tổng tài sản ròng khoảng 5,9 nghìn tỷ USD. Con số này vượt cả khu vực Bắc Mỹ với 5,5 nghìn tỷ USD. Không những thế, báo cáo còn dự đoán rằng trong thập kỷ tới, dân số siêu giàu ở châu Á sẽ tiếp tục tăng 91%.
Nhưng các cá nhân siêu giàu không phải là tầng lớp duy nhất tăng trưởng. Theo Euromonitor International, trong năm 2013 có hơn 100.000 người Việt Nam có thu nhập ròng hơn 75 nghìn USD/năm. Tương tự như Trung Quốc, người giàu ở Việt Nam không chỉ sử dụng tiền để đầu tư mà còn để tiêu xài.
Một cuộc khảo sát tiến hành bởi Nielson kết luận rằng Việt Nam là quốc gia đứng thứ ba trên thế giới về việc thích hàng hiệu, chỉ đứng sau Trung Quốc và Ấn Độ. Không dừng lại ở đó, 56% người được khảo sát trả lời họ sẵn sàng chi nhiều, thậm chí rất nhiều tiền cho những sản phẩm từ các thương hiệu nổi tiếng hơn là những sản phẩm từ những thương hiêu ít nổi tiếng hơn dù chúng có cùng chức năng.
Một nghiên cứu khác từ công ty quảng cáo Hakuhodo tại Nhật Bản nhận thấy rằng khách hàng nữ tại Thành phố Hồ Chí Minh là những khách hàng duy nhất tại Đông Nam Á thích thiết kế của sản phẩm hơn là chức năng của sản phẩm.
Tất cả những yếu tố trên tạo nên cơn sốt hàng hiệu tại Việt Nam, đặc biết là những mặt hàng trang sức, thời trang, xe hơi và rượu,…
Vàng và Nữ trang
Mặc dù nhu cầu đầu tư vàng trong quý 4 năm 2014 giảm 15,5% xuống còn 13,3 tấn (trị giá 514 triệu USD) so với cùng kỳ năm 2013, Việt Nam vẫn là nước tiêu thụ vàng nhiều thứ 7 trên thế giới. Trong quá khứ, vàng miếng do không bị ảnh hưởng bởi lạm phát, cho phép người sở hữu gửi tiết kiệm cũng như truyền lại cho các thành viên trong gia đình.Vàng cũng có tầm ảnh hưởng nhất đinh trong nền văn hóa Việt Nam. Ngày mồng 5 tháng 1 ÂL hàng năm được xem là ngày vía Thần tài. Theo truyền thống, trong ngày này, giá vàng sẽ tăng, khách hàng sẽ xếp hàng nhiều giờ trước các cửa hàng để mua được vàng với mong muốn may mắn cả năm.
Gần đây, Chính phủ đã thay đổi chính sách và cấm không cho ngân hàng thu hút gởi vàng bằng lãi suất. Chính sách này nhằm quy hoạch toàn bộ việc nhập vàng về ngân hàng trung ương.
Trước đây, vàng là phương tiện thanh toán trong giao dịch bất động sản. Niêm yết giá nhà bằng vàng từng là phương thức thông dụng tại Việt Nam cho đến năm 2011 khi Ngân hành Nhà nước ban hành quy dịnh phạt đối với việc quảng cáo hàng hóa, dịch vụ và bất động sản bằng ngoại tệ hoặc vàng.
Là quốc gia giàu tài nguyên đá quý đặc biệt là ngọc bích, sapphire, đá topaz, trang sức cực kỳ phổ biến tại Việt Nam. Trong năm 2014, tổng giá trị trang sức được buôn bán tại Việt Nam trị giá 519 triệu USD, giảm 8% so với năm 2013, mặc dù nhu cầu vẫn cao hơn so với các nước châu Á khác với GDP đầu người cao hơn như Thái Lan và Hàn Quốc (theo thứ tự là 250 triệu USD và 382 triệu USD). Hiện nay, quy định chỉ cho phép các doanh nghiệp liên doanh sản xuất trang sức để xuất khẩu. Do nhu cầu trang sức cao, do thực tế phải nhập khẩu trang sức, đây là ngành đầu tư triển vọng cho các nhà đầu tư quốc tế.
Thời trang
Theo Euromonitor International, thị trường thời trang ở Việt Nam được dự đoán sẽ đạt 4,2 tỷ USD vào năm 2017. Theo sau thương hiệu thời trang cao cấp Pháp Louis Vuitton là một loạt các nhãn hiệu hàng đầu khác như Dior, Burberry, Ermenegildo Zegna, Bulgari, and Hermes. Cửa hàng Hermes đầu tiên, mở cửa vào năm 2008 tại Hà Nội, có tỷ lệ lợi nhuận ròng tăng 20% đến 30% mỗi năm.
Salvatore Ferragamo đã mở cửa hàng thứ 5 của mình tại Việt Nam vào hai năm trước. Những thương hiệu cao cấp khác như Loewe, Marc Jacobs, Givenchy and Balenciaga thì được vận hành theo hệ thống nhượng quyền. Các thương hiêu này chỉ vận hành 1 cửa hàng và do một đối tác triển khai. Tất nhiên rủi ro là điều không thể tránh khỏi. Đối tác của Gucci tại Việt nam là một trường hợp đáng chú ý khi bị điều tra do trốn thuế vào năm 2010.
Xe hơi
Một số thương hiêu xe hơi xa xỉ đã thành lập công ty tại Việt Nam trong những năm gần đây như Lamborghini, Jaguar, Bentley and Rolls-Royce. Việc thành lập chi nhánh của các công ty này mang lại nhiều lợi ích cho khách hàng địa phương, tránh tình trạng phải nhập qua trung gian trong qua quá khứ, trả phí cao mà lại không được cung cấp dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn yêu cầu.
Một số nhà sản xuất quen thuộc khác tại Việt Nam cũng đưa ra những con số báo cáo có đấu hiệu tích cực. Mercedes Benz, gia nhập thị trường Việt Nam cách đây 20 năm, bán được 1106 xe vào 6 tháng đầu năm 2014, tăng 70% so với cùng kỳ năm 2013. Vào đầu tháng 4 năm 2015, Mercedes đưa dòng xe sang Maybach S600 trở lại Việt nam và ngay lập tức nhận được 10 đơn hàng, với trị giá mỗi đơn hàng 9,6 tỷ đồng (tương đương 451.850 USD). Điều đáng nói là sẽ chỉ có 50 chiếc xe hiệu Maybach được sản xuất trên toàn thế giới năm 2015.
Hầu hết những người giàu có tại Việt Nam sở hữu nhiều hơn một xe ô tô. Việc cơ sở giao thông chưa nâng cấp, thiếu bãi đậu xe tại Việt Nam khiến chủ sở hữu phải luôn luôn có tài xế riêng. Khách hàng mua xe hơi do đó thường quan tâm đến sự thoải mái, tiện lợi của ghế ngồi phía sau hơn là các công nghệ được tích hợp trên bảng điều khiển.
Trong khi đó, các nhà sản xuất đang phải đối mặt thách thức khó khăn khi thuế nhập khẩu giữa các nước ASEAN phải giảm còn 0% vào năm 2018. Khi thuế quan này có hiệu lực, xe hơi nhập khẩu nguyên chiếc từ Thái Lan và Indonesia, nơi đặt nhà máy của nhiều thương hiệu, sẽ rẻ hơn xe được lắp ráp tại Việt Nam.
Rượu vang
Khi sức mua của giới trẻ Việt Nam tăng thì nhu cầu tiêu dùng rượu cũng tăng. Vào năm 2012, rượu của Pháp chiếm 35% thị trường rượu tại Việt Nam. Trong khi đó, đối thủ lớn nhất của Pháp là Chile chiếm 20%, theo sau là Úc, Mỹ và Ý.
Tuy nhiên, thị phần của Chile được dự báo sẽ tăng trong vài năm tới do Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Chile đã có hiệu lực từ tháng 1/2014. Thuế nhập khẩu rượu từ Chile đã giảm từ 56% xuống 20% và sẽ tiếp tục giảm đến năm 2030 chỉ còn 0%, tương tự như trường hợp cắt giảm thuế nhập khẩu rượu từ Chile sang Trung quốc vào đầu năm nay. Hiệp đinh Thương mại tự do Việt Nam và Chile đánh dấu mối quan hệ hợp tác đầu tiên giữa Việt Nam và một nước Mỹ Latin.
Khi một quốc gia hoặc lãnh thổ không phải đối tác FTA nhập khẩu vào Việt Nam, thuế nhập khẩu đối với rượu có nồng độ cồn hơn 15% là 50% công thêm 10% thuế giá trị gia tăng (VAT). Tuy nhiên chỉ một số nhà nhập khẩu có giấy phép mới được phép nhập khẩu rượu vào Việt Nam. Trừ một số công ty đa quốc gia lớn, hầu hết rượu do các doanh nghiệp nhỏ trực tiếp nhập khẩu với số lượng nhỏ, hoặc nhập qua các côn ty có giấy phép nhập khẩu bằng cách trả phí nhập hộ, thường là 2-3% tổng giá trị hợp đồng.
Việt Nàm là quốc gia tiêu thụ đồ uống có cồn hàng đầu tại Đông Nam Á. Theo ước tính, nước ta tiêu khoảng 3 tỷ USD cho đồ uống có cồn mỗi năm. Và ngành công nghiệp này vẫn còn nhiều cơ hội phát triển trong những năm tới.