Các công ty Thái Lan đã thành công trong việc tạo ra nền tảng phát triển bằng cách tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, lô trình giảm thuế AEC và triển khai các chiến dịch marketing tiên tiến và sáng tạo.
Lấy ví dụ, vào giữa năm 2014, công ty Berli Jucker của tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi đã mua lại chuỗi cửa hàng bán lẻ Family Mart (sau đó đổi tên thành B’s Mart) và tiết lộ kế hoạch mở cửa 205 cửa hàng bán lẻ chuyên kinh doanh các mặt hàng có xuất xứ Thái Lan trong vòng 4 năm tới.
Berli Jucker từng làm chấn động thị trường khi mua lại hệ thống 19 siêu thị Metro Cash & Carry tại Việt Nam vào cuối năm 2014 với giá xấp xỉ 869 triệu USD cùng với kế hoạch quảng bá sản phẩm Thái Lan qua việc tăng tần suất xuất hiện trên các quầy trưng bày sản phẩm.
Vào đầu năm 2015, Central Group, thuộc sở hữu của tỷ phú Thái Lan Chirathivat, đã mua lại 49% cổ phần của NKT, công ty sở hữu thương hiệu Nguyễn Kim. Đây là bước đi trong chiến lược mở rông quy mô kinh doanh sang lĩnh vực bán lẻ các mặt hàng điện tử.
Theo các chuyên gia của Hiệp hội Bán lẻ Việt Nam, các doanh nghiệp bán lẻ Thái Lan có tầm nhìn chiến lược về marketing tốt hơn các đối tác Việt Nam. Để quảng bá cho sản phẩm của mình, họ cũng xúc tiến nhiều hội chợ thương mại khắp nơi trên đất nước Việt Nam.
“Vì lẽ đó, tại nhiều hội chợ thương mại tại thành phố Hồ Chí Minh, các thương hiệu Thái Lan thường dược biết đến nhiều hơn và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng nhờ vào chất lượng sản phẩm”, đại diện của Hiệp hội ngành bán lẻ cho biết.
Hàng hóa và dịch vụ của các doanh nghiệp bán lẻ Thái Lan rất đa dạng, từ mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe, sản phẩm chăm sóc da, đồ nội thất đến hàng điện tử.
Đáng chú ý nhất là thực phẩm cay của Thái lan đang được nhiều khách hàng ưa chuộng và có mặt tại khắp các cửa hàng bán lẻ cũng như nhà hàng Thái tại hầu hết các trung tâm mua sắm trên cả nước.
Những sản phẩm này cạnh tranh trực tiếp với các sản phẩm của Việt Nam nhưng sản phẩm của Thái Lan lại được ưa thích hơn do thương hiệu nổi tiếng, chất lượng tốt, đáng tin cậy và được bán với giá cả hợp lý.
Doanh nghiệp Việt Nam thất bại ngay trên sấn nhà do không nắm bắt được nền tảng cơ bản trong kinh doanh. Để cạnh tranh và phát triển thị trường, doanh nghiệp không thể chỉ trông chờ vào bán hàng giá rẻ.
Đại diện hiệp hội bán lẻ Việt nam cho biết “Nhu cầu tiêu dùng trước hết là chất lượng, do đó người tiêu dùng thường đổ xô đến các hội chợ hàng tiêu dùng và cửa hàng bán lẻ Thái Lan để mua sắm.
“Tôi cảm thấy rằng doanh nghiệp Thái Lan luôn đặt khách hàng lên hàng đầu và chăm sóc khách hàng tận tình hơn doanh nghiệp Việt Nam”, chị Thu Hoa, một khách hàng tham dự Hội chợ hàng Thái Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh, phát biểu.
Ông Nguyễn Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Saigon Co.op, cho rằng chiến dịch marketing “Người Việt xài hàng Việt” đã có những kết quả khả quan nhưng vẫn còn rất nhiều việc phải làm.
Việc ký kết Công đồng kinh tế chung ASEAN (AEC) đặt ra một câu hỏi mở đối với các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam. Liệu họ có đủ hiểu biết về việc xây dựng nền tảng và phát triển kinh doanh để cạnh tranh với với những đối tác Thái Lan đã có sự chuẩn bị chu đáo về mọi mặt?
Theo english.vietnamnet.vn, đăng ngày 16 tháng 8, 2015.