Những rào cản khiến Beacon chưa được triển khai rộng rãi

Ông Amit Bhardwaj (ngoài cùng bên trái), Giám độc Bộ phận khách hàng tại siêu thị Marsh, thảo luận về việc triển khai Beacon tại công ty ông.


Công nghệ Beacon được nhắc đến trên các mặt báo vào đầu tháng 8 khi Target công bố sẽ áp dụng Beacon vào 50 siêu thị khắp nước Mỹ với mục tiêu tăng cường trải nghiệm mua sắm tại cửa hàng, cung cấp nhiều chương trình khuyến mãi và nhiều gợi ý mua sắm giá trị dành cho khách hàng thông qua ứng dụng mua sắm.

Target, cùng với Macy’s và McDonald’s, đã triển khai sử dụng công nghệ này vào việc xúc tiến chuỗi cửa hàng. Tuy nhiên trong 2 năm đầu tiên kể từ khi iPhone công bố khả năng sử dụng công nghệ này đến nay, nhiều doanh nghiệp bán lẻ vẫn còn dò dẫm tìm hiểu về cách ứng dụng Beacon trong ngành bán lẻ. 

Tại diễn đàn công nghệ di động CONNECT tổ chức tại Chicago tháng 8/2015, các diễn giả đã đưa ra nhiều ý kiến về vai trò của công nghệ Beacon trong ngành bán lẻ. Thật ra, đây là một công nghệ không kém phần phức tạp.

Những người tham gia thảo luận đưa ra một vài lý do vì sao các doanh nghiệp bán lẻ vẫn chưa triển khai sử dụng Beacon, từ lý do người tiêu dùng do dự khi nhận quá nhiều thông tin khi mua sắm đến việc các doanh nghiệp thiếu kiến thức và nhân sự triển khai để có thể vận hành ứng dụng này một cách thành công.

Đầu tiên, chúng ta cần một cái nhìn tổng quát về cách hoạt động của Beacon. Beacon là thiết bị chay pin, sử dụng tín hiệu Bluetooth để kết nối với các thiết bị khác. 

Trong phạm vi từ 30 đến 40m. khi một thiết bị có kích hoạt Bluetooth, ví dụ một điện thoại thông minh, đến gần beacon, 2 thiết bị sẽ tự động kết nối.

Khách hàng sẽ giao tiếp với Beacon thông qua một app di động. Để dữ liệu được kết nối, chế độ Bluetooth, hệ thống định vị và chế độ nhận thông báo trên app di động phải luôn trong trạng thái mở.

Khi thiết bị tiếp cận phạm vi hoạt động của Beacon, app sẽ tự động chọn và gởi các tin nhắn tương thích với nhu cầu cá nhân của người sử dụng, tạo ra tương tác riêng cho từng người sử dụng.

Các chuyên gia cho rằng mấu chốt của việc áp dụng thành công công nghệ Beacon để giao tiếp với khách hàng nằm ở tiêu chuẩn vận hành, cách học hỏi thành công của doanh nghiệp đi trước khi triển khai vào hoạt động cho doanh nghiệp mình.

“Với các doanh nghiệp bán lẻ, vấn đề nằm ở chỗ làm thế nào để triển khai và quản lý”. Ông David Van Epps, Giám đốc phát triển sản phẩm toàn cầu và Phó Giám đốc phụ trách Bộ phận bán hàng nội địa tại Mood Media cho biết.  “Tôi nghĩ đó chính là 2 vấn đề lớn nhất mà nhiều người vẫn còn e ngại trong vấn đề áp dụng đối với một công nghệ mới. Vấn đề này hiện nay có thể nói là rào cản lớn nhất. 

“Việc áp dụng công nghệ là cả một quá trình học hỏi. Có lẽ cần phải bắt đầu từ những doanh nghiệp bán lẻ biết nắm bắt công nghệ. Phải có những người dẫn đầu ứng dụng như thế rồi mới có thể nói đến những doanh nghiệp bán lẻ lạc hậu hơn, những doanh nghiệp còn chưa kịp thích ứng với những ý tưởng của ngày hôm qua như tìm kiếm qua mạng và kênh xã hội.  

Amit Bhardwaj, Giám độc Bộ phận khách hàng tại siêu thị Marsh, cho biết công ty ông vẫn chưa nghĩ gì đến công nghệ beacon cho đến khi phải cố gắng giải quyết vấn đề thẻ khách hàng thân thiết.

Ông Bhardwaj cho rằng:”Một khi bạn nắm bắt được mấu chốt của việc kết nối với khách hàng, bạn sẽ tìm ra được nhiều cách khác nhau để kết nối hiệu quả. Vấn đề là phải nâng cao trải nghiệm mua sắm cho khách hàng, nhắc nhở họ ngay cả những thứ mà họ quên liệt kê ra trong danh sách mua hàng của họ”.

Không phải chỉ có vấn đề kết nối như tại Marsh, công nghệ này còn hỗ trợ doanh nghiệp bán lẻ triển khai được nhiều tính năng khác.

AC Entertainment, công ty tổ chức lễ hội âm nhạc và nghệ thuật Bonnaroo tại Knoxville, Texas, sử dụng Beacon như một công cụ GPS cho buổi diễn.

“Khi mọi người đang trên đường di chuyển từ sân bay hoặc cao tốc. chúng tôi có thể gửi tin nhắn thông báo khi có bất kỳ thay đổi nào”, ông Jeff Cuellar, Phó Giám đốc phụ trách Đối tác Chiến lược của AC Entertainmentcho biết “Với chúng tôi, Beacon là phương tiện chia sẻ thông tin và nâng cao trải nghiệm cho khách hàng tại nơi tổ chức sự kiện.

Tất nhiên, người tiêu dùng cũng cần phải chấp nhận việc triển khai beacon.

“Điều gì sẽ làm cho người tiêu dùng chấp nhận?” Cuellear đặt ra câu hỏi, “Chúng ta vốn đã bị quá tải với lượng tin nhắn hiện tại. Liệu đây có thật là cách giao tiếp tốt nhất?”

Trên thực tế, việc quá tải tin nhắn trên di động có thể là một vấn đề đối với ứng dụng beacon.

Khách hàng cần sở hữu điện thoại thông minh với chế độ Bluetooth luôn bật, cần phải tải app của doanh nghiệp bán lẻ, và phải chấp nhận tin nhắn.

Các doanh nghiệp bán lẻ cần đưa ra những lý do đủ hấp dẫn để người tiêu dùng chấp nhận sử dụng những ứng dụng trên.

“Tôi nghĩ người tiêu dùng hiện nay rất e dè với việc tiết lộ thông tin cá nhân. Họ biết thông tin, dữ liệu cá nhân đang được thu thập. Như vậy cần phải có sự đánh đổi. Do đó, công nghệ này khó có thể được 100% người tiêu dùng chấp nhận.

Cuellar cũng cho biết AC Entertainment phải cắt giảm bớt số tin nhắn gửi đi suốt một kỳ lễ hội nhằm đảm bảo không gây phiền hà đối với khách tham gia.  


Tin khác