Ảnh: FP/Relaxnews pic
Qua mặt cả Hong Kong, Tokyo và Singapore
Seoul đang trở thành “thánh địa” thời trang mới của châu Á khi nhiều thương hiệu hàng đầu thế giới đang tìm cách đặt chân vào nơi bắt nguồn trào lưu văn hóa pop tại Hàn Quốc.
Châu Á đang là thị trường trọng điểm của ngành xa xỉ phẩm trên thế giới, chỉ tính ở Trung quốc thôi đã chiếm 1/3 tổng giá trị doanh thu toàn cầu, theo thong tin công ty nghiên cứu thị trường Bain & Company.
Những khách hàng này tường theo đi theo xu hướng của một nơi nào đó, vì vậy các thương hiệu lớn thường tập trung vào các quốc gia, mà theo Bain & Company định nghĩa là “người tạo dựng xu hướng và có ảnh hưởng trong ngành thời trang cao cấp”.
Qua nhiều năm, nhiều thương hiệu thời trang lớn trên thế giới đã bắt đầu chuyển hướng sang thị trường Hàn Quốc trong nỗ lực tiếp cận với khách hàng châu Á, những người thường lấy cảm hứng thời trang từ các ngôi sao và thần tượng Hàn Quốc.
Nhà mốt nổi tiếng của Pháp đã tổ chức buổi trình diễn thời trang 2015/16 Cruise Collection tại Seoul vào tháng 5, cũng là buổi trình diễn đầu tiên tại Hàn Quốc.
Và vào tháng 6, thương hiệu Christian Dior đã mở cửa hàng trưng bày lớn nhất tại châu Á của hãng với 6 gian tại khu thượng lưu Gangnam, nơi đã trở nên nổi tiếng qua một bài hát của Psy.
Tập đoàn thời trang cao cấp hàng đầu thế giới LVMH, sở hữu thương hiệu Dior và Louis Vuitton, đã có bước tiến xa hơn bằng cách đầu tư trực tiếp vào ngành công nghiệp giải trí phát triển cực mạnh tại Hàn Quốc chính là K-pop.
Vào tháng 8, L Capital Asia – công ty đầu tư, chi nhánh của LVMH – đã mua cổ phần trị giá khoảng 80 triêu USD của YG Entertainment, 1 trong 3 công ty quản lý các ngôi sao K-pop lớn nhất Hàn Quốc.
Thương vụ này biến đế chế thời trang cao cấp của Pháp trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại YG, nơi hiên quản lý những nghệ sĩ hàng đầu K-pop như Psy, G-Dragon và nhóm nhạc Big Bang.
“Những thương hiêu cao cấp hàng đầu thế giới nhận thấy rằng những trào lưu phổ biến tại Hàn Quốc sẽ sớm phổ biến toàn châu Á”, phát biểu bởi ông Lie Sang-Bong, nhà thiết kế nổi tiếng và là Chủ tịch Hiệp hội nhà thiết kế thời trang Hàn Quốc.
Ông Lie cho biết những thương hiêu cao cấp trước đây ưa thích thị trường Hong Kong hoặc Singapore do nằm ở trung tâm châu Á nhưng trong khoảng 3 năm trở lại đây, họ đã bắt đâu chuyển hướng sang Seoul.
Những người tạo xu hướng tại Trung Quốc cuối cùng cũng đã có tầm ảnh hưởng nhất định nhưng hiện nay “Seoul mới là nơi họ tìm kiếm xu hướng mới”, ông Lie cho biết.
Nhà phê bình thời trang nổi tiếng Suzy Menkes chọn Seoul là chủ nhà cho sự kiện Hội nghị Conde Nasr International Luxury phiên bản thứ hai hằng năm.
“Tôi nghĩ rằng các thương hiệu cao cấp cho rằng đất nước này là trung tâm, thành phố này là trung tâm của trung tâm, nơi mọi người đổ xô đi mua sắm”, bà Menkes, biên tập thời trang quốc tế của tạp chí Vogue, phát biểu trong chuyến viếng thăm Seoul vào tháng 7.
Điều hấp dẫn các thương hiệu đầu tư vào Seoul chính là khả năng tiếp cận toàn châu Á qua ảnh hưởng của làn sóng Hàn Quốc Hallyu với nhiều chương trình TV và âm nhạc.
Hiện tượng Hallyu gần đây nhất chính là bộ phim truyền hình “Vì sao đưa anh tới” năm 2014. Một bô phim cực kỳ thành công tại thị trường Trung Quốc.
Một đôi giày Jimmy Choo giá 625 USD, được vai nữ chính Jun Ji-Hyun mang trong phim, đã hết hàng khắp châu Á; trong khi son môi của Yves Saint Laurent cũng ở trong tình trạng tương tư tai Trung Quốc, dù chỉ là tin đồn vai nữ chính trang điểm với dòng son này.
Rapper G-Dragon, biểu tượng thời trang với hàng triệu lượt theo dõi khắp châu Á được xem là người tiên phong của cơn sốt Hallyu.
Những món hàng yêu thích của anh từ áo khoác của Yves Saint Lauren đến giày thể thao Christian Louboutin, ngay lập tức nhận được sự chú ý của nhiều người hâm mộ và nhận được nhiều bình luận trên các diễn đàn và website thời trang của các nghệ sĩ K-pop.
Hiện tại, ca sĩ 27 tuổi này không chỉ là nhân vật thường xuyên có mặt tại hàng ghế đầu của các buổi trình diễn thời trang tại các thành phố châu Á nữa mà còn có cả London, Paris.
Phim truyền hình Hàn Quốc cũng được xem là nơi tuyệt vời dành cho ngành công nghiệp mỹ phẩm, theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor.
Theo báo cáo này, các sảm phẩm chăm sóc sắc đẹp xuất hiện trong các chượng trình hàng đầu hay được các ngôi sao ưa thích kích thích nhu cầu mua sắm các sản phẩm mỹ phẩm màu hoặc mỹ phẩn dưỡng da cho các thị trường châu Á, đặc biệt là Trung Quốc.
Và các nhãn hiệu nước ngoài không phải là người duy nhất được lợi từ sự bùng nổ của làn sóng Hàn Quốc.
Một “hộp phấn nước” – bông phấn chứa phấn dạng lỏng – phát triển bởi AmorePacific đã tao nên một cơn sốt toàn châu Á, khiến Dior nhanh chóng thiết lập quan hệ đối tác với hãng mỹ phẩm này để có thể sử dụng công nghệ “phấn nước” cho các sản phẩm của mình.
Kate Ahn, đại diện tại Hàn Quốc của công ty nghiên cứu khách hàng của Anh Quốc – Stylus, cho rằng Hàn Quốc là nơi tạo đà cho các thương hiêu cao cấp thử nghiệm phản ứng khách hàng tại thị trường châu Á.
Ahn cho rằng: “Đây là một đất nước nhỏ nhưng là xuất phát điểm tốt để tiến vào thị trường Trung Quốc và các thị trường khác”. Bên cạnh đó, cô tiết lộ rằng cô đã nhận được hàng tá lời mời từ các công ty châu Âu và Mỹ đang tìm kiếm cơ hội đầu tư mà những công ty mỹ phẩm Hàn Quốc trong những năm gầm đây.
“Họ thâm chí muốn đầu tự vào những công ty vừa và nhỏ, ít tên tuổi bởi vì họ biết rằng phụ nữ châu Á, đặc biệt là Trung Quốc rất thích đi theo trào lưu làm đẹp tại Seoul”.
Theo themalaysianinsider.com, đăng ngày 7 tháng 9, 2015