Ngành làm đẹp và mỹ phẩm của Việt Nam cần một cuộc cách mạng


Mặc dù thị trường vẫn tương đối nhỏ, tốc độ tăng trưởng ở hầu hết các lĩnh vực chăm sóc và làm đẹp dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ tiếp theo khi chi tiêu bình quân đầu người tăng lên tương xứng với xu hướng tăng GDP bình quân đầu người mỗi năm và đất nước chuyển vào nhóm các nước có thu nhập trung bình.

Theo các chuyên gia tại một hội nghị gần đây tại thành phố Hồ Chí Minh, chi tiêu trung bình của người dân Việt Nam cho các mặt hàng liên quan đến chăm sóc cơ thể, mỹ phẩm màu, nước hoa, chăm sóc da mặt, xà phòng, sữa tắm, chăm sóc tóc và chống nắng vẫn còn tương đối thấp.

Họ ước tính, trích dẫn một nghiên cứu của Nielsen được thực hiện vào năm 2013, chi tiêu bình quân đầu người ở Việt Nam ở mức khoảng hơn 4 USD, bằng ⅕ mức chi tiêu trung bình đầu người mỗi năm ở Thái Lan.

Một diễn giả từ Hiệp hội Hóa Mỹ phẩm của thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận một báo cáo của Hội ước tính chỉ có khoảng 400 nhà sản xuất mỹ phẩm trong nước nắm giữ một tỷ lệ ít ỏi là 10% thị phần bán lẻ.

Báo cáo của Hội chỉ ra rằng các doanh nghiệp nước ngoài đang chiếm lĩnh thị trường mỹ phẩm với thị phần 90%: Hàn Quốc 30%, EU 23%, Nhật Bản 17%, Thái Lan 13%, Mỹ 10%, và những quốc gia khác 7% .

Sản phẩm mỹ phẩm từ Hàn Quốc được hưởng lợi từ việc kết hợp hình ảnh thương hiệu với những đặc tính của giới trẻ, giá cả phải chăng và thời trang, theo báo cáo.

Trong khi đó sản phẩm của Mỹ thường được xem là đắt tiền, chất lượng cao và là thương hiệu tốt cho người trung niên và thương hiệu Nhật Bản được xem là có tính kinh tế do sở hữu chất lượng và giá trị tốt so với giá tiền.

Một báo cáo bổ sung của công ty nghiên cứu thị trường Việt Nam Q&Me được đề cập tại hội nghị ghi nhận trung bình 44% phụ nữ Việt Nam trang điểm mỗi tuần một lần, trong khi chỉ có 24% phụ nữ trang điểm mỗi ngày, nhấn mạnh rằng trang điểm vẫn chưa phải là phổ biến.

Báo cáo chỉ ra rằng hầu hết người tiêu dùng mỹ phẩm ở Việt Nam là phụ nữ và căn cứ quyết định mua của họ dựa trên các lời khuyên từ bạn bè và các trang web chủ yếu nhằm vào các độc giả nữ như eva.vn và phunutoday.vn.

Thương hiệu trong nước bị lãng quên

Các thương hiệu trong nước phổ biến nhất là Saigon Cosmetic, Thorakao và Lan Hảo chỉ có thành công giới hạn ở cả thị trường trong nước và nước ngoài khi bị gắn với hình ảnh thương hiệu giá rẻ và chất lượng thấp.

Hầu hết các mỹ phẩm sản xuất tại Việt Nam hiện được chỉ được bán tại đại lý truyền thống trong khi mỹ phẩm nhập khẩu từ nước ngoài đang được bán tại các siêu thị bán lẻ và trung tâm thương mại lớn, tọa lạc chủ yếu ở các khu vực đô thị lớn trên cả nước.

Hoàn cảnh bi đát của lĩnh vực mỹ phẩm trong nước và việc thiếu khả năng để thiết lập nền tảng trong ngành làm đẹp và mỹ phẩm trên thị trường đã khiến nhiều người ủng hộ mỹ phẩm Việt thất vọng.

Hiện hầu như không có đầu tư nước ngoài vào các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm làm đẹp và mỹ phẩm của Việt Nam, theo bà Nguyễn Thị Thanh Thảo, Phó Chủ tịch Hiệp hội Mỹ phẩm Việt Nam, những nhà đầu tư ít ỏi đều chuyển sang Thái Lan chỉ sau một thời gian ngắn ở Việt Nam.

Tuy nhiên một số doanh nghiệp khác trong ngành kiên quyết rằng chất lượng của sản phẩm Việt Nam ngang tầm với khu vực nước ngoài.

Mặc dù các sản phẩm Việt chỉ chiếm 10% thị phần, họ vẫn có thể dễ dàng cạnh tranh với các sản phẩm nước ngoài về chất lượng, theo phó chủ tịch của Hội Tinh dầu, Hương thơm và Hiệp hội Mỹ phẩm Việt Nam . Họ chỉ không tập trung đúng mức cho việc phát triển thương hiệu và bao bì.

Tuy nhiên, có những người lại có quan điểm đối lập, cho rằng chất lượng cũng không có. Họ cũng cho rằng đại đa số các nhà sản xuất mỹ phẩm Việt Nam chỉ có thể sản xuất dầu gội, sữa tắm và các sản phẩm đơn giản như vậy..

Đại diện của Công ty Cổ phần Phương Mai, một công ty mới trong cho ngành mỹ phẩm trong nước, cho biết công ty đang thực hiện một chiến thuật khác, tập trung vào sản xuất các sản phẩm tự nhiên với 100% thành phần hữu cơ.

Điều mà ngành làm đẹp và mỹ phẩm của Việt Nam cần, theo đại diện này, là một một cuộc cải cách toàn diện và sự đổi mới để mang đến sự thịnh vượng và phát triển bền vững.

(Nguồn: retailnews.asia)

Tin khác