Các thương hiệu quốc tế cạnh tranh trên thị trường trà sữa Việt Nam

Khi nền kinh tế Việt Nam phát triển, thị trường trà sữa Việt Nam đã trở thành một chiến trường đối với các thương hiệu nhượng quyền nước ngoài.
Lần xuất hiện gần đây nhất là thương hiệu trà sữa T4 của Đài Loan, được thành lập vào năm 2004, và đã xây dựng một mạng lưới quốc tế bao gồm Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Trung Quốc, Anh và Mỹ.
Cửa hàng T4 đầu tiên tại Việt Nam là một tòa nhà hai tầng, nằm trên đường Phan Xích Long, thành phố Hồ Chí Minh, một điểm đến phổ biến cho người yêu thích trà sữa, nơi người tiêu dùng có rất nhiều lựa chọn.
Tiếp theo trên thị trường là Tealive, một thương hiệu mới từ bên nhận quyền Malaysia của Chatime.
Và mặc dù các tên tuổi mới đang xuất hiện, những doanh nghiệp hiện tại đang mở rộng mạng lưới, trong một cuộc chiến trên thị trường thậm chí còn khốc liệt hơn so với cuộc chiến trên thị trường cà phê.
Gong Cha, chuỗi trà sữa Đài Loan ở Hồng Kông, dự kiến sẽ đẩy mạnh nhượng quyền thương mại trong năm nay, sau khi xây dựng một vị trí vững chắc tại Thành phố Hồ Chí Minh với 10 cửa hàng. Hiện tại, Gong Cha đang mở hai cửa hàng ở Hà Nội và một ở Đà Nẵng, và nhiều hơn nữa ở các thành phố khác, bao gồm Hải Phòng.
Được coi là đối thủ chính của Gong Cha, Koi The đã đến Việt Nam vào tháng 9 năm 2015 và hiện đang vận hành bảy cửa hàng tại thành phố Hồ Chí Minh, tất cả đều nằm trong các khu trung tâm mua sắm hoặc trung tâm thương mại nhộp nhịp.
Ông Nguyễn Hoài Phương, người phát ngôn của Gong Cha Việt Nam, trước đây nói với một tờ báo địa phương rằng trà sữa là vũ khí đển chiến thắng trong thị trường cà phê-nước giải khát của Việt Nam, chủ yếu là do dân số trẻ của Việt Nam.
Đó có thể là lý do tại sao nhiều thương hiệu quốc tế đang lên kế hoạch mở rộng Việt Nam.
Nhiều tên tuổi lớn đã tham gia vào phân khúc này - Queeny, Chachago, Sharetea và Goky.
Các tên tuổi tầm trung bao gồm Bobapop, Teacup và Dingtea,thương hiệu lâu đời nhất trong ngành. Dingtea đã có mặt tại Việt Nam vào năm 2014 và hiện đã xây dựng được một mạng lưới gần 100 cửa hàng trên toàn quốc. Công ty có 350 cửa hàng ở Trung Quốc và 650 cửa hàng toàn cầu.
Trong trận chiến này, các thương hiệu trong nước dường như đang phải vật lộn với chỉ một vài cái tên có được danh tiếng và sự thâm nhập thị trường thực sự. Hot and Cold có thể được coi là thành công nhất, là nhà tiên phong trên thị trường trà sữa Việt Nam từ năm 2011. Theo đuổi chiến lược khác so với các đối thủ, Hot and Cold gia tăng thị phần nhờ menu tùy chỉnh và đồ ăn vặt.
Với quy mô thị trường và dân số trẻ của Việt Nam, nhiều thương hiệu trà sữa và nước trái cây dự kiến sẽ thử vận may của họ tại đây trong thời gian tới, khiến cuộc chiến giành thị phần trở nên gay gắt hơn.
(Nguồn: retailnews.asia)
Tin khác