
Lĩnh vực công nghiệp và thâm hụt thương mại đã và đang kéo đà phát triển kinh tế của đất nước xuống. Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã giảm xuống mức ước tính là 5.1%/ năm trong quý I năm nay, là mức thấp nhất trong vòng ba năm qua, do lĩnh vực công nghiệp phát triển chậm nhất từ năm 2011 đến nay, Chính phủ cho biết.
Việt Nam là một trong những nền kinh tế phát triển nhanh nhất thế giới, tăng trưởng khoảng 6 phần trăm mỗi năm từ năm 2011-2015 sau khi nhảy vọt lên 7 phần trăm mỗi năm trong năm năm trước đó.
Năm ngoái, hạn hán do El Nino gây ra, thảm hoạ môi trường và điều kiện kinh tế toàn cầu bất lợi đã cản trở mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam, dậm chân ở mức 6.21%, lần giảm đầu tiên kể từ năm 2012, khiến Việt Nam xếp sau Ấn Độ, Trung Quốc và Philippines ở Châu Á.
Mức tăng trưởng GDP đạt 5,1 phần trăm từ tháng Giêng-tháng Ba là tốc độ chậm nhất được ghi nhận trong quý I từ năm 2014 là 5.06 phần trăm, dựa trên dữ liệu của chính phủ.
Tổng cục Thống kê cho biết: "Các vấn đề tồn đọng như chất lượng tăng trưởng, năng suất và khả năng cạnh tranh thấp vẫn là những thách thức đối với mục tiêu tăng trưởng" trong báo cáo hàng quý.
Chính phủ Việt Nam đã đặt mục tiêu tăng trưởng GDP tăng tốc lên mức 6,7% trong năm nay.
Tổng cục Thống kê cho biết, lĩnh vực công nghiệp tăng trưởng 3,85% trong quý I so với năm ngoái, chậm nhất kể từ năm 2011, khi khai thác mỏ giảm 10%, sản xuất và chế biến cũng tăng trưởng chậm hơn so với hai năm trước.
Theo cách tiếp cận về tiêu dùng, thâm hụt cán cân thương mại và dịch vụ đã làm giảm 4.42 phần trăm của tăng trưởng GDP trong quý I, Cục cho biết.
Sau khi đạt thặng dư 1,15 tỷ đô la vào tháng 1, thâm hụt thương mại của Việt Nam đã thâm hụt 2,04 tỷ đô la vào tháng 2 và ước tính khoảng 1,1 tỷ đô la trong tháng 3, khiến thâm hụt thương mại trong quý một còn 1,9 tỷ đô la.
Tổng cục Thống kê cho hay, lạm phát hàng năm của Việt Nam trong tháng 3 ước tính đạt 4,65%, mức tăng chậm nhất từ tháng 11 năm ngoái.
Tuy nhiên, sự gia tăng về dịch vụ y tế và học phí, nhu cầu về lương thực và nhiên liệu tăng 35% trong ba tháng đầu năm đã làm cho chỉ số giá tiêu dùng của nước này tăng trung bình 4,96% so với năm ngoái, mức cao nhất trong 4 năm, Cục cho biết.
Ngân hàng Thế giới cho biết, nền kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng ở mức trung bình 6,3% trong ba năm tới, khi mọi nhu cầu đều được thúc đẩy nhờ đầu tư trực tiếp nước ngoài và xuất khẩu sản xuất.
Công ty tư vấn PricewaterhouseCoopers cho biết về lâu dài, thế giới sẽ có những thay đổi đáng kể về trật tự kinh tế trong vài thập kỷ tới, và Việt Nam sẽ là quốc gia sẵn sàng có những thay đổi lớn nhất.
(Nguồn: retailnews.asia)