Việt Nam dần chuyển sang xuất khẩu cà phê rang và xay

Một thập kỉ trước, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu cà phê của Việt Nam đều là hạt cà phê bán thành phẩm. Nhà máy sản xuất cà phê TNI King Coffee vừa mới khai trương tại tỉnh Bình Dương là nhà máy sản xuất cà phê mới nhất của Việt Nam.
Theo bà Lê Hoàng Diệp Thảo, giám đốc TNI Corporation và là đồng sáng lập của cà phê Trung Nguyên, với khoản đầu tư 15 triệu USD, nhà máy sản xuất 9.000 tấn cà phê rang xay và gần 20.000 tấn cà phê hòa tan hàng năm cho xuất khẩu. Bà
cũng đã giúp xây dựng 5 nhà máy cho Trung Nguyên, một trong những nhà sản xuất cà phê lớn nhất của Việt Nam.
Tập đoàn TNI, gần đây đã có được chỗ đứng vững chắc trên thị trường trực tuyến của Trung Quốc đối với cà phê hòa tan và có kế hoạch bắt đầu phân phối thông qua một chuỗi siêu thị ở đó, không đưa ra nhu cầu hạt cà phê hàng năm cho nhà máy mới này.
Theo một chuyên gia cà phê Việt Nam tại một công ty châu u có trụ sở tại TP.HCM, để đạt được sản lượng hàng năm theo mục tiêu, nhà máy ở Bình Dương sẽ cần ít nhất 13.000 tấn cà phê nhân cho cà phê rang và xây và 50.000 tấn để sản xuất cà phê hòa tan.
Nhà máy của TNI sẽ phải cạnh tranh với 200 nhà máy đã đi vào hoạt động hoặc sẽ đi vào hoạt động trong năm nay và năm tới, trước khi chính phủ chấm dứt các nhà máy chế biến cà phê mới vào năm 2020 để đảm bảo chất lượng.
Vào tháng 12 năm 2016, Tata Coffee của Ấn Độ cho biết họ sẽ thành lập một nhà máy cà phê đông lạnh tại Việt Nam để mở rộng thị trường. Vào giữa tháng 1 năm 2017,cCà phê Tín Nghĩa đã bắt đầu xây dựng một nhà máy cà phê hòa tan trị giá 28 triệu USD ở tỉnh Đồng Nai, dự kiến sẽ khai trương vào đầu năm 2018.
Nhu cầu nguyên liệu thô từ các nhà máy mới sẽ chiếm bớt lượng hạt cà phê xuất khẩu của Việt Nam, nước xuất khẩu cà phê robusta bán thành phẩm lớn nhất thế giới.
"Nhu cầu đang tăng lên khoảng 10% một năm, và với tỷ lệ hạt cà phê chất lượng kém hơn do thời tiết xấu, Việt Nam có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt trong quý thứ ba", theo một chuyên gia từ chối nêu tên, đề cập đến giai đoạn ba tháng bắt đầu từ tháng 7 này.
Nhà xuất khẩu hàng đầu Intimex dự kiến cuộc khủng hoảng cung sẽ xuất hiện vào tháng 5 hoặc tháng 6, cho thấy tốc độ xuất khẩu nhanh của Việt Nam trong những tháng đầu năm 2017.
Thu hoạch ít hơn
Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết sản lượng 2016/2017 của Việt Nam đã giảm 8% xuống còn 26,7 triệu bao (1,6 triệu tấn) do nhiệt độ và khô hạn do El Nino trong báo cáo tháng 12 năm 2016. Một bao tương đượng 60 kilôgam hạt.
Theo báo cáo mới nhất của USDA, các lô hàng cà phê hạt được dự báo sẽ giảm 13% so với vụ mùa 2015/2016 trước đó xuống còn 23,5 triệu bao do sản lượng nhỏ hơn và nhiều loại hạt được sử dụng cho tiêu dùng nội địa hoặc chế biến để xuất khẩu.
Như vậy, hạt cà phê chiếm tới 90% tổng lượng xuất khẩu của Việt Nam, trong khi cà phê rang xay hoặc cà phê hòa tan - hoặc thành phẩm - chiếm phần còn lại. Vụ mùa của Việt Nam kéo dài từ tháng 10 đến tháng 9.
Các dự báo đánh dấu một sự thay đổi từ từ đối với cơ cấu xuất khẩu cà phê của Việt Nam. Cách đây 5 năm, thành phẩm chỉ chiếm 2% lượng cà phê của Việt Nam.
Xuất khẩu hạt cà phê rang và xay trong vụ mùa 2016/2017 hiện tại dự kiến là 550.000 bao, không thay đổi so với 2015/2016, nhưng trên 457.000 bao được vận chuyển trong mùa 2014/2015, dựa trên báo cáo của USDA. Khối lượng dự báo chiếm 2% tổng lượng hàng dự kiến của Việt Nam.
USDA cũng dự báo xuất khẩu cà phê hòa tan sẽ ổn định ở mức 2 triệu bao, tăng 56% so với niên vụ 2014/2015, trong khi đó tiêu thụ cà phê rang và xay rong nước sẽ tăng gần 10% so với mùa trước tới 2,5 Triệu bao.
Mức tiêu thụ cà phê hạt ở Việt Nam ước tính đạt 2,87 triệu bao, tăng 9% so với năm ngoái.
Chính phủ Việt Nam có kế hoạch nâng sản lượng cà phê rang xay, cà phê hòa tan lên 25% tổng sản lượng vào năm 2020, trong khi sản lượng cà phê hòa tan sẽ tăng lên 5.83 triệu bao vào năm 2030 từ 255.000 tấn cho năm 2020.
(Nguồn: retailnews.asia)
Tin khác