Công an bắt giữ lô hàng cà phê giả tại Vinh


Hơn 3/4 lô hàng cà phê 850kg thực ra là đậu nành ngâm trong hóa chất và hương liệu. CA môi trường đã bắt giữ một lô hàng cà phê giả tại một trạm xe buýt ở trung tâm thành phố Vinh vào thứ Ba, cách Hà Nội khoảng 300 km.

Các sĩ quan đang tuần tra như thường lệ khi phát hiện ra một chiếc xe tải chứa đầy 16 bao tải đáng ngờ mà tài xế nói là cà phê.

Các bao tải nặng 850 kg, nhưng chỉ 200kg là cà phê thật, trong khi phần còn lại là đậu nành rang ngâm trong các chất hoá học và hương vị để làm cho chúng trông giống như cà phê. Cà phê này đang trên đường bán tại tỉnh Nghệ An từ một công ty ở tỉnh Bình Dương, tài xế nói với công an.

Đây là vụ bắt giữ mới nhất trong một loạt các vụ án liên quan đến cà phê giả trong năm năm qua tại Việt Nam, nước sản xuất và xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới.

Theo báo cáo của công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu Mintel, cà phê giả đã được tìm thấy trên toàn Việt Nam, một trong những thị trường bán lẻ cà phê phát triển nhanh nhất thế giới, chỉ sau Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ.

Công an cũng phát hiện ra các nhà máy chế biến cà phê giả bằng đậu nành và ngô rang trên đường phố TP. Hồ Chí Minh, là thị trường kinh doanh cà phê chính của Việt Nam, cũng như tại thành phố Cần Thơ và các tỉnh như Bình Dương và Thanh Hóa.

Thậm chí ở Đăk Lăk, tỉnh trồng cà phê hàng đầu trong nước, các thanh tra thị trường đã tìm thấy bột cà phê chỉ chứa 10% cà phê thật, còn phần lớn là đậu nành, ngô và các hóa chất được sử dụng để tạo ra vị đắng và bọt.

Trong tháng 7 năm 2016, Hiệp hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam cho biết họ đã lấy 253 mẫu cà phê từ các cửa hàng khác nhau ở bốn địa điểm, trong đó có Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, và thấy rằng 1/3 trong số đó có hàm lượng caffeine rất thấp, còn năm mẫu là hoàn toàn không có.

Cà phê bán ở lề đường, bệnh viện và trường học có khuynh hướng có hàm lượng caffeine rất thấp hoặc không có caffeine.

Một kilôgam cà phê robusta bây giờ có giá khoảng 46.000 đồng, trong khi đậu nành nhập khẩu có thể mua ở thị trường trong nước với giá 12.000-14.000 đồng / kg. Những phát hiện của công an và thanh tra thị trường đã gây sự chú ý từ công chúng và đã thay đổi hành vi tiêu dùng.

Thay đổi nhận thức

Ông Lê Đức Huy, phó tổng giám đốc của Simexco, một trong những nhà xuất khẩu cà phê robusta hàng đầu của Việt Nam cho biết: “Người tiêu dùng hiện nay nhận thức được rằng cà phê giả là một vấn nạn thực sự. Nhiều người giờ đây đã biết làm thế nào để phát hiện ra cà phê giả.”

Ông nói nội dung cà phê thật được bán trên thị trường hiện đã tăng gấp đôi lên khoảng 60% ở khu vực phía Nam và dải đất cà phê Tây Nguyên.

"Nhưng ở miền Bắc và miền Trung, nằm xa trung tâm chế biến cà phê, nhận thức người tiêu dùng thấp, vì vậy hàm lượng cà phê thật chỉ ở mức từ 20-30%", ông Huy nói qua điện thoại từ Đăk Lăk.

Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) cho biết trong báo cáo tháng 12 năm nay, Việt Nam dự kiến ​​sẽ sử dụng 172.200 tấn cà phê trong vụ mùa 2016/2017, tăng 10% so với vụ trước.

Tỷ lệ tiêu thụ trong nước đã tăng gấp đôi từ ít nhất là mùa vụ 2012/2013, dựa trên dữ liệu của USDA. Mùa vụ kéo dài từ tháng 10 đến tháng 9.

Xuất khẩu tăng

Tiêu thụ nội địa cao hơn cùng với sự thúc đẩy từ các nhà xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2017 và thu hoạch ít hơn vào vụ mùa 2016/2017 do thời tiết bất lợi có thể làm gián đoạn xuất khẩu cà phê. Theo các quan chức trong ngành, cà phê hòa tan được sản xuất trong nước cũng góp phần làm luồng xuất khẩu trở nên chặt chẽ hơn.

Việt Nam có thể xuất khẩu khoảng 180.000 tấn cà phê vào tháng 3, lô hàng tháng cao nhất kể từ tháng 4 năm 2016, dựa trên dữ liệu của chính phủ.

Hầu hết các lô hàng đã được bán vào cuối tháng 1 hoặc tháng 2 khi các nhà xuất khẩu cố gắng kiếm lợi nhuận với giá cao hơn trong khi cắt giảm chi phí. Mặt khác, người mua nước ngoài cho biết họ đã tăng cường mua hàng dựa trên mong đợi vụ mùa nhỏ ở Việt Nam.

Ước tính tháng 3 đã đưa tổng lượng xuất khẩu của nước này lên 847.000 tấn trong nửa đầu năm 2016/2017, tăng 4% so với một năm trước.

Việt Nam có thể phải đối mặt với tình trạng thiếu cà phê từ tháng 5 đến tháng 6 do các lô hàng tăng và nguồn cung nội địa đang suy giảm, công ty xuất khẩu hàng đầu Intimex cho biết.

Ông Huy cho rằng cần nỗ lực nhiều hơn để chống lại cà phê giả.

"Các phương tiện truyền thông nên cố gắng hết sức để giúp người tiêu dùng phát hiện ra cà phê thật", ông nói. "Các cơ quan liên quan cũng nên tăng cường kiểm tra các cửa hàng cà phê vì các chủ cửa hàng đang kiếm lợi bằng cách bán cà phê giả vì nó tốn chi phí ít hơn 50% so với cà phê thật."

(Nguồn: retailnews.asia)

Tin khác