Tháng trước xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm hơn một phần năm với so với cùng kỳ năm ngoái. Xu hướng giảm đã bắt đầu từ tháng 3 do vụ mùa thu hoạch ít hơn và tỷ lệ hạt kém chất lượng lại cao hơn, theo dữ liệu của chính phủ.
Các lô hàng trong tháng 6 giảm 22,7% so với năm ngoái xuống còn 122.200 tấn, hay 2,04 triệu bao (60 kg/bao), dựa trên dữ liệu của Hải quan Việt Nam.
Theo Tổ chức Cà Phê Quốc tế (ICO), lượng xuất khẩu thấp từ các nước Đông Nam Á, cùng với lượng hàng xuất khẩu giảm từ Brazil, có thể giảm áp lực giảm giá do các kho dự trữ khổng lồ ở các nước nhập khẩu tạo ra.
Xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 5 đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 6 tháng sau khi nông dân thu hoạch được 26,7 triệu bao từ mùa vụ 2016-2017 vào tháng Giêng, giảm 7,7% so với vụ mùa trước, dựa trên báo cáo của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA) vào tháng 6.
Sản lượng cà phê xuất khẩu của Việt Nam vào đầu tháng này là 7,56 triệu bao, giảm gần 30% so với cùng kỳ năm 2016, dựa trên dữ liệu hải quan và số liệu của USDA về sản lượng, lượng trữ kho kết chuyển và tiêu dùng.
"Các nhà xuất khẩu ở Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, không đối mặt với bất kỳ sự thiếu hụt nào”, một thương nhân Việt Nam tại tỉnh Đắk Lắk thuộc vùng Tây Nguyên, nơi trồng nhiều cà phê nhiều nhất nói .
Lượng xuất khẩu cà phê Việt Nam đã giảm từ tháng 3 vì một số nhà xuất khẩu lớn đã giảm sản lượng do một phần nguyên nhân là nguồn cung từ thị trường trong nước thưa thớt hơn, trong khi hạt kém chất lượng lại chiếm tỷ lệ lớn hơn trong khối lượng cà phê xuất khẩu..
Những đợt mưa bất thường giữa tháng 10 và tháng 12 năm ngoái ở Tây Nguyên không chỉ làm gián đoạn thu hoạch mà còn làm tăng tỷ lệ hạt đen vỡ, khiến hạt bị mang khiếm khuyết khi xuất khẩu.
Các lô hàng của tháng 6 đã đem lượng tổng xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong 3 quý kết thúc vào tháng 6 trong vụ mùa 2016-2017 xuống còn 1,21 triệu tấn, tức là 20,17 triệu bao, giảm 8,6% so với cách đây một năm dựa trên số liệu của cơ quan Hải quan. Vụ mùa cà phê của Việt Nam bắt đầu từ tháng 10 năm nay đến tháng 9 năm sau.
Tại Brazil, xuất khẩu cà phê từ tháng 1 đến tháng 5 đã giảm 8,2% so với năm ngoái xuống còn 12,7 triệu bao, theo Hội đồng Xuất khẩu cà phê Brazil (Cecafe) cho biết trong một báo cáo.
Cecafe ước tính lượng xuất khẩu trong tháng 6 là 2,05 triệu bao, giảm hơn 16% so với cùng kỳ năm 2016.
ICO cho biết, "Sản lượng xuất khẩu của Brazil có thể được bù đắp bởi các lô hàng từ các nguồn khác như Colombia, Ethiopia, Honduras, Indonesia, Peru và Uganda.”
Mặc dù thị trường cà phê toàn cầu vẫn có đủ nguồn cung trong tháng trước, nhưng rủi ro còn sót lại về tình trạng đóng băng từ Brazil có thể ảnh hưởng đến triển vọng của vụ mùa tiếp theo và "sự bùng phát của bệnh gỉ sắt trên cây cà phê tại các quốc gia như Honduras có thể làm tăng mối lo ngại về nguồn cung cho thị trường", theo ICO.
Hợp đồng cà phê arabica trong tháng 9 được thiết lập ở mức 1.276 đô la Mỹ /lb vào thứ Tư, và cà phê robusta tháng 8 cũng kết thúc với mức 25 đô la Mỹ, tương đương 1,21%, ở mức 2.097 đô la Mỹ/Ib, khi tín hiệu biểu đồ tăng mạnh sau bốn phiên mất điểm, theo báo cáo của Reuters.
Theo báo cáo, các doanh nghiệp đang theo dõi chặt chẽ hợp đồng tháng 7, kỳ vọng nguồn cung được thắt chặt trong vài tháng tới.
Giá cà phê Robusta tại Việt Nam đã tăng lên, từ mức 44.400 - 44.600 đồng/kg tại Đắk Lắk, tỉnh trồng cà phê nhiều nhất Việt Nam, đạt mức giá cao nhất là 44.900 - 45.100 đồng/kg (1,98 - 1.99 đô la Mỹ/kg)
Cà phê Robusta Việt Nam loại 2, 5% hạt đen vỡ từ vụ thu hoạch mới nhất đang ở mức giảm giá từ 40 đến 50 đô la Mỹ/ tấn cho hợp đồng Robusta trong tháng 11, trong khi hạt cà phê cùng loại từ vụ thu hoạch tiếp theo bắt đầu vào tháng 10 cũng được chào bán tại mức giảm giá tương tự như hợp đồng trong tháng Giêng.
Vào ngày 22 tháng 6, các nhà xuất khẩu đã chuyển mức giảm giá sang từ 10 đến 20 đô la Mỹ hợp đồng cà phê London, mức giảm giá đầu tiên được chào bán từ cuối tháng 4.
(Theo Retail News Asia)