Top 3 thương hiệu
Là người đến sau trong cuộc đua trên thị trường, FPT Shop chỉ bắt đầu tăng cường kênh thương mại điện tử vào năm 2014. Trong năm đầu tiên, doanh thu từ mảng kinh doanh này chỉ đạt 318 tỷ đồng trong tổng số 5.226 tỷ đồng (13,98 triệu đô la Mỹ trong tổng số 229,91 triệu đô la Mỹ ). Lưu lượng truy cập trang web của FPT đạt tới một số lượng truy cập khiêm tốn chỉ 100.000 lượt mỗi ngày.
Vào năm 2015, doanh thu thương mại điện tử của công ty đạt 588 tỷ đồng (24,98 triệu đô la Mỹ) và lưu lượng truy cập tăng gấp đôi. Vào năm 2016, doanh thu từ bán hàng trực tuyến tăng hơn 200%, lên tới 1.200 tỷ đồng (52,79 triệu đô la Mỹ) và chiếm khoảng 10% tổng doanh thu. Lưu lượng truy cập đạt 800.000 lượt mỗi ngày.
Mặc dù doanh thu thương mại điện tử của FPT Shop trong năm 2016 chỉ bằng một nửa đối thủ cạnh tranh lớn nhất là Thế Giới Di Động nhưng đây là dấu hiệu lạc quan cho thấy những cơ hội lớn hơn khi FPT Shop bước vào sân chơi thương mại điện tử đầy tiềm năng.
Theo ông Ngô Quốc Bảo, Giám đốc Phát triển kinh doanh của FPT Retail, FPT Shop đã đã đặt ra một mục tiêu tham vọng hơn. "Doanh thu thương mại điện tử sẽ tăng gấp đôi vào năm 2017, vượt ngưỡng 2.000 tỷ đồng (87,98 triệu đô la Mỹ). Sự gia tăng tốc độ phát triển như vậy cho thấy ý định của FPT Shop đối với việc bán lẻ đa kênh chuyên nghiệp. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ các kênh offline và online và quan hệ đối tác chiến lược với các công ty như Google và Facebook để tăng cường tiếp cận khách hàng", ông Bảo nói.
Để đạt được điều này, FPT Shop đã thực hiện tái cơ cấu nhân sự toàn diện tại Trung tâm thương mại điện tử từ quản lý cấp cao đến chiến lược kinh doanh. Mặc dù công ty đã từng mở 5-7 cửa hàng một tháng, bây giờ tỷ lệ này chỉ còn đạt 1-2 cửa hàng mỗi tháng, và hiện không có kế hoạch mở rộng cửa hàng trong tương lai gần. Số lượng cửa hàng hiện tại của FPT là 430.
Theo ông Bảo, khi FPT Shop bước vào lĩnh vực kinh doanh online muộn hơn các đối thủ cạnh tranh, thì năm nay công ty phải đạt tới một triệu khách hàng. Để đạt được điều này, FPT Shop phải tăng cường lượt truy cập, tối ưu hóa trải nghiệm người dùng để tăng lượng khách truy cập trở lại, đảm bảo tính bảo mật, tiện lợi và kịp thời trong thanh toán online.
Thế Giới Di Động (MWG) được cho là doanh nghiệp đầu tiên bước vào lĩnh vực bán lẻ online. Gã khổng lồ này sở hữu thị phần lớn nhất là 10%, nhờ có sự hiện diện online đáng kinh ngạc, được đánh giá cao hơn cả Lazada (phần lớn thuộc sở hữu của Alibaba) và Zalora (thuộc sở hữu của Nguyễn Kim và Central Group).
Theo công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, mặc dù thị phần luôn dao động theo mỗi năm, MWG tiếp tục khẳng định sự thống trị trong lĩnh vực bán lẻ online từ năm 2011. MWG xác định các mục tiêu khổng lồ đối với bán lẻ online vì doanh thu từ nguồn này dự kiến sẽ tăng gấp đôi so với năm ngoái lên 6.650 tỷ đồng (292,55 triệu đô la Mỹ). Tổng số siêu thị của công ty sẽ đạt số lượng 1.207, trong đó có 951 cửa hàng thegioididong.com, 256 cửa hàng Điện máy Xanh. Bên cạnh đó, Vuivui.com, trang thương mại điện tử chuyên dụng, sẽ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược của công ty.
Ông Nguyễn Đức Tài, Chủ tịch MWG, bình luận rằng học sinh cấp 2 và cấp 3 thường có xu hướng mua hàng online ngày càng nhiều. Vuivui.com là sự đầu tư của công ty cho phân khúc tiêu dùng tiềm năng này. Nền tảng này thậm chí có thể trở thành động lực thúc đẩy tăng trưởng của MWG vào năm 2020. "Nhưng bây giờ, các cửa hàng và siêu thị vẫn là át chủ bài của MWG", ông Tài nói.
Khi nói đến cuộc đua mở rộng của FPT Shop và MWG, không thể không nhắc đến Viễn Thông A, cái tên tuy ít quen thuộc hơn nhưng hiện vẫn đang đứng thứ 3 trên thị trường bán lẻ online. Nhà bán lẻ này đã có một năm đầy ấn tượng vào năm 2016, mở thêm 63 siêu thị mới trên toàn quốc, tăng tổng số cửa hàng lên gần 300. Thêm vào đó, doanh thu bán lẻ cũng tăng 30% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh việc giải quyết mục tiêu mở rộng số cửa hàng và tăng trưởng ít nhất 30%, năm nay Viễn Thông A sẽ mở rộng hoạt động kinh doanh online, vốn chỉ bằng 5% doanh thu thông qua các kênh truyền thống trong năm 2016.
Bà Hoàng Ngọc Vy, Tổng giám đốc Công ty Viễn Thông A, cho biết công ty đang tìm cách mở rộng kinh doanh online B2B để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Bà Vy cho biết: "Việc phát triển các chiến thuật đa kênh để cung cấp dịch vụ trên mọi thời gian và địa điểm là ưu tiên hàng đầu của chúng tôi.”
Để bắt đầu phân khúc kinh doanh này, Viễn Thông A phải xác định cẩn thận nhà đầu tư chiến lược là đối tác của mình trong cuộc đua này.
Trò chơi tốc độ
Theo Euromonitor International, vào năm 2020, bán lẻ điện tử online sẽ đạt tỷ lệ tăng trưởng hàng năm kép (CAGR) ở mức 30,9%, đạt 20.985 tỷ đồng (923,18 triệu USD). Trong khi đó, hành vi mua hàng của khách hàng đang thay đổi chuyển sang hướng mua online nhiều hơn, dẫn đến việc kênh bán hàng offline trở nên bão hòa, với mức độ tăng trưởng ngày càng hạn chế.
Trên thực tế, bán lẻ đa kênh đã dần dần được mở rộng trong ba năm qua tại Việt Nam khi các cửa hàng online quy mô nhỏ đã mọc lên như nấm trên Facebook với nhiều chiến thuật bán hàng online.
Đặc biệt, Zalo (VNG) đã tung ra Zalo Shop để cung cấp cho những người kinh doanh online độc lập một nền tảng trực tiếp tới 60 triệu khách hàng mà không yêu cầu khả năng công nghệ. Người dùng Zalo có thể lướt qua hàng ngàn cửa hàng trên giao diện thống nhất của Zalo Shop và dễ dàng mua hàng mà không cần tìm kiếm trên Facebook hay Google. Với những lợi thế này, kênh bán hàng online hơn bao giờ hết đã trở nên có sức sinh lợi đáng kể.
Theo số liệu thống kê của Google, Việt Nam đứng thứ hai trên thế giới về số lượng các nhà bán lẻ online. Cho dù hình thức bán lẻ này có thể phát triển bền vững, nhưng vẫn có một câu hỏi là liệu khách hàng có tin tưởng và chấp nhận các doanh nghiệp nhỏ độc lập.
Triển vọng như vậy thúc đẩy các nhà bán lẻ thay đổi. Họ thừa nhận tiềm năng của bán lẻ đa kênh là lớn chưa từng thấy trong việc đánh thức thị trường và thu hút các phân khúc khách hàng mới.
Ông Bảo nhận xét rằng FPT Shop phải mở rộng phạm vi bao phủ và đón đầu nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, người tiêu dùng Việt Nam vốn luôn hoài nghi. Người mua hàng online sẽ đến cửa hàng thực tế để xem qua hàng hóa, so sánh sản phẩm và giá cả. Vì vậy, các công ty cần lưu ý đến các chuỗi cửa hàng của mình.
Logistics là trên hết
"Không bao giờ được ép buộc người tiêu dùng tìm đến các kênh online, vì việc đến thăm cửa hàng thực tế sẽ khuyến khích việc mua hàng không có dự tính trước. Các doanh nghiệp cần phối hợp các kênh bán hàng dựa vào các yếu tố địa lý và sở thích của khách hàng, từ đó tăng cường sự nhận diện thương hiệu”, ông Bảo nói.
Trong cuộc đua bán lẻ bán lẻ đa kênh, bí quyết sống cốt lõi là hiểu, thỏa mãn và xây dựng niềm tin với khách hàng. Để đạt được điều này, các nhà bán lẻ có trách nhiệm đảm bảo tính xác thực, chất lượng của hàng hóa và giao hàng kịp thời. Do đó, logistics nên được ưu tiên đầu tư.
Thế Giới Di Động đã từng thuê ngoài dịch vụ logistics nhưng sau này đã phát triển kênh phân phối của riêng mình. FPT Shop sử dụng nhân viên của cửa hàng để giao hàng.
"Bằng cách đó, nhân viên giao hàng của chúng tôi có thể trực tiếp tư vấn cho khách hàng về việc sử dụng sản phẩm và đảm bảo danh tiếng cho công ty", ông Bảo nói.
Về lĩnh vực logistics, ông Lương Duy Hoài, Tổng giám đốc Giao hàng nhanh (GHN) cho biết, trong tương lai, sản phẩm từ nước ngoài có thể dễ dàng tiếp cận người tiêu dùng Việt Nam. Hàng Việt Nam bán ra nước ngoài cũng sẽ tương tự.
Do đó, đây không còn là vấn đề về tốc độ nữa mà là về sự nhanh chóng trong việc nắm bắt và đứng đầu ngành về mặt thị phần. Thách thức đối với bán lẻ hiện đại là hàng triệu, thậm chí hàng chục triệu đơn đặt hàng hàng ngày. Yếu tố thành công cuối cùng nằm ở một mạng lưới phân phối có thể giải quyết được sự phức tạp của nhu cầu ngày càng tăng. Việc nhanh chóng chuyển đổi mô hình để theo kịp xu hướng công nghệ hiện tại tùy thuộc vào từng nhà bán lẻ.
(Theo Retail News Asia)